Cái chết của ông Lưu Hiểu Ba là lời cảnh báo cho Vatican

Protestors prepare to post postcards written and addressed to terminally-ill Chinese Nobel laureate Liu Xiaobo (pictured on cards) outside the General Post Office in Hong Kong on July 5, 2017.
The Chinese hospital caring for cancer-stricken Nobel laureate Liu Xiaobo has decided to invite US, German and other foreign experts to treat him in China following international pressure to let him go abroad. / AFP PHOTO / Anthony WALLACE

Cái chết đến với người được trao Giải Nobel Hòa bình Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), 61 tuổi, một trong những người can đảm nhất và công dân vĩ đại của Trung Quốc hiện đại, đến quá sớm và quá nhanh.

Ông qua đời tại bệnh viện dưới sự canh gác của chính quyền – người được trao Giải Nobel Hòa bình đầu tiên kể từ khi nhà văn đoạt giải Nobel Hòa bình Carl von Ossietzky qua đời tại bệnh viện dưới dự giám sát của Gestapo năm 1938.

Năm 2009, ông Lưu bị tòa án trá hình của đảng cộng sản cầm quyền Trung Quốc tuyên án 11 năm tù giam chỉ vì viết lách. Ông vận động ôn hòa cho một Trung Quốc công bằng, tự do và dân chủ hơn từ khi xảy ra các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, vốn kết thúc bằng cuộc thảm sát đẫm máu.

Ông chỉ phản đối cái đảng khẳng định coi thường phương Tây, nhưng lại lạm dụng chủ nghĩa Mác phương Tây.

Ông Lưu bị xét xử trong một phiên tòa mang tính hình thức và bị tuyên án vào ngày lễ Giáng sinh năm 2009. Riêng chuyện này cũng đánh chuông báo động đến văn phòng của Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Petro Parolin.

Đã có ít nhất 2 giám mục – và nhiều linh mục – trong đó có Đức cha James Su Zhimin của Baoding đã mất tích bởi bàn tay chính quyền Trung Quốc.

Hiện nay Tòa Thánh và Bắc Kinh đang thương lượng về việc bổ nhiệm giám mục trong khi đằng sau đó, đảng Cộng sản tiếp tục đàn áp thẳng tay bất kỳ chức sắc Công giáo Trung Quốc nào tỏ vẻ không theo đường lối của đảng.

Đức cha Thaddeus Ma Daquin của Thượng Hải bị quản thúc và bị gây áp lực từ khi có lập trường chống đảng năm 2012, hiện ngài đang hướng đến hòa giải với Bắc Kinh.

Trong khi đó Đức cha Peter Shao Zhumin của Ôn Châu vẫn còn bị giam cầm vô pháp, và đây là lần thứ tư ngài bị bắt giam từ khi Vatican bổ nhiệm ngài làm giám mục của Ôn Châu tháng 9 năm ngoái. Vụ này hiện nay, rõ ràng khiến Vatican khó chịu. Do đó, Tòa Thánh đã đi một bước hiếm thấy đó là phát hành thông cáo lên án cách chính quyền Trung Quốc đối xử với Đức cha Shao.

Dù đây có phải là cách thể hiện sự thất vọng về các cuộc thương lượng hay không thật sự không đáng bàn đến. Điều quan trọng đó là đảng Cộng sản tiếp tục xem Kitô giáo và trên thực tế là tất cả các tôn giáo có tổ chức là mối đe dọa. Do đó họ đối xử với các tổ chức này cách vô nhân đạo, man rợ y như đã làm với ông Lưu.

Không chỉ chính cá nhân hay tổ chức bị đảng cộng sản trừng phạt mà các nhà nước khác cũng vậy. Sau khi trao Giải Nobel cho ông Lưu, Na Uy bị đóng băng quan hệ ngoại giao và chỉ mới nối lại năm ngoái. Tuy nhiên, ủy ban Nobel vẫn can đảm phát hành thông cáo về cái chết của ông Lưu cách đáng khâm phục.

Có rất nhiều thảm kịch ở đây, khó mà biết phải bắt đầu từ đâu. Rõ ràng là ông Lưu bị để cho mắc bệnh nặng mà không được điều trị thích hợp. Mỗi phút ông đau đớn – và đây là lần thứ 3 trong tù – do đảng Cộng sản gây ra và được các lãnh đạo cấp cao nhất của đảng là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình chính thức chấp thuận – con người mà Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn đến gần một chút để an ủi (nhưng đó lại là một câu chuyện khác).

Thế nhưng đây là một người mà chúng ta cần tưởng nhớ và cái chết sớm vô cớ của ông ấy rốt cuộc chắc chắn không phải là vô ích. Sự thổ lộ niềm thương tiếc từ bên trong và ngoài Trung Quốc đang làm sáng tỏ cách ông ấy bị đối xử và chế độ đảng Cộng sản dưới thời Tập Cận Bình thậm chí còn tàn bạo hơn.

Chúng tôi cũng luôn nghĩ đến vợ ông là bà Liu Xia (Lưu Hà), người cũng can đảm như ông và bị quản thúc như nhiều người khác tại Trung Quốc.

Tất nhiên, ông Lưu chỉ là một trong số nhiều người có cùng quan điểm như ông, ví dụ luật sư nhân quyền Pu Zhiqiang, vẫn còn bị tống giam hoặc nếu không thì bị đàn áp bởi chế độ kinh tởm khiến ông có thể bị chết. Bản thân ông Pu là bệnh nhân tiểu đường và trong những tháng trước khi ông bị xét xử trong một phiên tòa mang tính hình thức năm 2015, gia đình ông khiếu nại rằng ông không được điều trị thích hợp.

Theo như Jerome A. Cohen, một trong các viện sĩ phương Tây nổi tiếng về lĩnh vực luật pháp Trung Quốc, lưu ý trên trang blog của ông, đối xử như thế chẳng khác gì là việc tra tấn được nhà nước ủng hộ.

Các chính phủ nước ngoài có quyền khiếu kiện việc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) từ chối các quyền của con người được quốc tế đảm bảo dành cho người dân Trung Quốc. Chẳng hạn trong khi thi hành chủ quyền đáng tuyên dương của mình, PRC chọn cách giới hạn chủ quyền khi thông qua Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn vốn giải thích chi tiết tất cả các hành vi tra tấn bị quốc tế cấm, về tinh thần cũng như thể xác. Việc PRC đối xử tệ với nhiều nhà bất đồng chính kiến rõ ràng vi phạm công ước này về nhiều mặt.

Trường hợp của vợ ông Lưu Hiểu Ba, bà Lưu Hà là một điển hình rõ ràng về việc PRC tra tấn một người thậm chí không bị buộc tội hay bị bắt giam cách hợp pháp. Về phần chồng bà, chúng ta không biết sự thật về việc ông bị bắt giam lần cuối và ông bị từ chối điều trị y khoa thích hợp đến mức nào, nhưng rất nhiều người nghi ngờ rằng ít nhất chính quyền đã thể hiện sự thờ ơ trước tình trạng bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng và việc Trung Quốc đối xử tệ với ông Lưu rõ ràng có thể được xem là vi phạm Công ước chống tra tấn.

“Rõ ràng, ông Lưu Hiểu Ba bị kết án hình sự theo cách chế độ này đàn áp quyền tự do ngôn luận của ông”.

Bạn cũng có thể đoán được Đức cha Shao và những người Công giáo và Kitô hữu khác đang phải chịu một hình thức tra tấn thể xác, tình cảm hay tâm lý do chính quyền ủng hộ. Sự thật đáng sợ đó lại là những gì chính phủ Trung Quốc đang làm.

Theo một nhà bình luận từng lưu ý Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Lưu chỉ cách nhau có 2 tuổi, thế nhưng có sự khác biệt rất lớn về sự hiểu biết của 2 người này về giá trị và nhân phẩm.

Trong khi chúng ta tiếc thương sự ra đi của ông Lưu và tiếp tục lo lắng về tình trạng của vợ ông ấy và rất nhiều người khác đang bị đảng Cộng sản đàn áp, Đức Thánh cha Phanxicô, Đức Hồng y Parolin và các nhà đàm phán của ngài cần cân nhắc xem để duy trì hàng giáo phẩm và cơ cấu tổ chức của Giáo hội có đáng làm ngơ trước việc đảng Cộng sản đối xử thậm tệ với người dân Trung Quốc không.

Michael Sainsbury từ Paris 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.