Cha Phụng và ngọn nến Thái Hà

Father Matthew Phung of Thai Ha Redemptorist parish poses for a picture in Hanoi on November 17, 2011, near a hospital (yellow building to his right) which years ago was a monastery. Religious tensions have flared anew in Vietnam after communist authorities moved in November 16 to begin work on a sewage reservoir which Catholics say is on church land. The reservoir would service the hospital. AFP PHOTO / Ian Timberlake
Ảnh chụp cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng ngày 17/11/2011 tại nhà thờ Thái Hà. AFP PHOTO/Ian Timberlake

Thái Hà (03.03.2016) – Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, DCCT (05.11.1940 – 02.03.2016) không phải là người châm lửa, nhưng ngài đã giữ chặc ngọn nến Thái Hà và Chúa Thánh Thần làm cho nó bùng lên. Nhưng đếm ngày 21.08.2008, các cơ quan công quyền tại Hà Nội đã tổ chức cho gần 100 người gọi là quần chúng tự phát đến đe dọa “Giết Phụng, giết Phụng !”, không chỉ một lần, mà nhiều lần, không chỉ vài phút, mà hơn một giờ đồng hồ.

Ngọn nến Thái Hà đã bùng cháy khắp Bắc Trung Nam Tây Nguyên Việt Nam, Úc Châu, Âu Châu, Mỹ Châu. Cháy từ các thánh đường đến thế giới digital.

Nhiều người lúc đương chức trong công quyền cho rằng các ông cha Thái Hà tranh giành miếng đất, nhưng thực ra đây đâu chỉ là chuyện Thái Hà. Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên giám mục Vinh, cùng với Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giáo phận Thanh Hóa, đã nói rõ: “Chuyện của Thái Hà là chuyện của Vinh !” Sau Thái Hà dân oan đã lăn lóc ở Mai Xuân Thưởng trước đây cách đơn lẻ đã trở thành Phong trào.

Nguyên nhân sâu xa bắt nguyền từ chính sách bắt, giết và cướp đất của người Việt.

Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, thực hiện vào những năm 1953–1956, trên danh nghĩa tuyên truyền là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bóc lột, phản quốc, phản động, nhưng thực ra là tiêu diệt địa chủ, thương gia, các đảng đối lập… do Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương và thực hiện. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này, đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Sau 1975 với danh nghĩa đánh tư sản mại bản, Cộng sản Bắc Việt cũng ra tay với nông dân, thương gia, trí thức như vậy, và còn hơn thế nữa. Để có công cụ đối phó với quốc dân và quốc tế, năm 1980, Đảng CSVN (hậu thân của Đảng Lao động VN) đã đưa khái niệm “Đất là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” vào Hiến Pháp. Từ đó dân oan trở thành tội phạm !

Riêng Thái Hà với diện tích đất 61.455 m2 tọa lạc tại quận Đống Đa, Dòng Chúa Cứu Thế đã mua từ năm 1928, để làm nhà thờ, tu viện, trường đào tạo tu sĩ linh mục. Nhưng nhà nước đã trưng thu theo cách ăn cướp, tức là không có một văn bản hợp luật nào được ban hành để mua lại, tịch thu hay trưng dụng, làm bệnh viện Đống Đa, cơ sở kinh tế,… Sau đó bỏ hoang, rồi đưa vào kế hoạch tư nhân hóa đất tôn giáo.

160303
Giáo dân giáo xứ Thái Hà tổ chức buổi cầu chống lại một vụ tranh chấp đất đai với nhà cầm quyền địa phương tại Hà Nội ngày 25/4/2009. AFP PHOTO/Ian TIMBERLAKE

 

Những người tích cực và trực tiếp cùng cha Matthêu Vũ Khởi Phụng giữ ngọn nến Thái Hà lúc đó là cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phêrô Nguyễn Văn Khải, hơn 20 linh mục trẻ, đa số các linh mục tu sĩ trong DCCT, một số Dòng khác cùng giáo sĩ triều, Bề trên các Giáo phận và anh chị em giáo dân, đặc biệt là anh chị em “xa quê”.

Cha Phụng luôn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên ngài luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa trong Chúa Yêsu. Ngôn nến Thái Hà là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng.

Trong một bài giảng lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cha Phụng nói: “Chúng ta cầu nguyện cho công lý hòa bình, cầu nguyện cho sự thật, cầu nguyện cho quê hương. Tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh, không phải chúng ta có cái gì để gồng minh lên cho mạnh hơn người khác. Nếu so sánh lực lượng ở thế gian thì chúng ta yếu lắm. Đứng trước những thế lực tiêu cực, ưu tối đang hoành hành trên thế gian, chống lại chúng, chúng ta như châu chấu đá xe, trứng chọi với đá. Nhưng tại sao lại vẫn có những con người chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau khổ, chấp nhận bị đánh bị đập, chấp nhận bị mất tự do, chấp nhận bị quấy nhiễu đủ kiểu để nói lên điều mình cho là phải là đúng? Bởi vì chúng ta khám phá ra rằng không chỉ có cá nhân chúng ta, với sức mạnh riêng tư của mình, mà trên chúng ta còn có một cái lớn hơn bản thân chúng ta và lớn hơn cả thế lực đang chi phối thế gian này. Đó là thế giới của Chúa Yêsu, chúng ta vui mừng theo Người. Đi vào đó, chúng ta sinh hoa kết quả, cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội”.

Cha Phụng giữ ngọn nến Thái Hà đâu chỉ cho Thái Hà, mà cho mọi người Việt Nam, cho cả tình trạng quê hương đang bị giặc Cộng phương Bắc đe dọa: “Chúng ta cầu nguyện cho đất nước trong một hoàng cảnh đang nguy biến, phải đi vào cuộc tranh chấp không cân sức”.

Từ Thái Hà, bài ca Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi trở nên lời ca tụng Thiên Chúa, kêu gọi con người dấn thân cho hiếu hòa vô điều điều kiện đến hiến trọn thân mình.

Có thể nói, nếu không có ngọn nến Thái Hà bùng lên vào năm 2008, lúc cha Matthêu Vũ Khởi Phụng vừa từ Sài Gòn ra nhận trách nhiệm bề trên tu viện DCCT Hà Nội, thì các nơi vẫn cứ âm thầm cầu nguyện, dân oan vẫn cứ nộp đơn kêu cứu. Tuy nhiên sự ác tà của chính sách sẽ luôn bị giấu kín, ngay khi người dân có biết cũng không dám nói ra, hoặc chỉ dám nói lén, nói xéo hoặc nói nơi kín đáo và bảo nhau phải giữ bí mật.

Cha Phụng về với Chúa hôm nay trên tay ngài đã có thêm hoa quả của những dân nghèo dám bày tỏ sự thật, những kẻ cô thế biết lên tiếng trước bạo quyền cùng với những hoa quả ân đức Trờn ban cho ngài.

An Thanh, CSsR

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.