Giám mục và linh mục VN đi tìm trợ giúp vì thảm họa môi trường Formosa

Ảnh chụp ngày 20/4/2016, cho thấy một người đàn ông đang trên bờ biển giữa những con cá chết ở một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: STR / AFP / Getty Images
Ảnh chụp ngày 20/4/2016, cho thấy một người đàn ông đang trên bờ biển giữa những con cá chết ở một bãi biển thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: STR / AFP / Getty Images

Đức giám mục và một số linh mục của Giáo phận Vinh vừa hoàn thành chuyến đi đến u Châu trong nỗ lực gây áp lực lên chính phủ VN và một nhà máy thép Đài Loan phải bồi thường cho các nạn nhân địa phương trong một thảm hoạ môi trường.

Đây là một sáng kiến ​​chưa từng thấy và táo bạo.

Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp và bốn linh mục thuộc giáo phận Vinh ở miền Bắc VN đã đến các thành phố Âu châu gồm Oslo, Bonn, Brussels và Geneva.

Mục tiêu của chuyến đi nhằm lên tiếng với cộng đồng quốc tế về tình trạng ô nhiễm biển nặng nề mà người VN phải chịu hơn một năm qua, trong đó giáo phân Vinh là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tháng Tư năm 2016, nhà máy Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh đã xả các chất độc từ việc luyện thép ra biển, gây ra sự tàn phá nặng nề về môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung VN.

Phái đoàn đã gặp các đại diện của Liên minh châu u, các tổ chức phi chính phủ về môi trường, công lý và nhân quyền khác nhau để trình bày câu chuyện.

Hàng trăm tấn cá đã chết trôi dạt vào bờ.

Phần lớn cư dân ven biển trong kiếm sống từ biển, gồm ngư dân, người bán hải sản, người sản xuất muối, cũng như các chủ nhà hàng và khách sạn.

Thuyền bè bị bỏ hoang

“Ngư dân không còn đi biển nữa vì cá đã chết. Thậm chí nếu họ may mắn bắt được một ít thì cũng không thể bán, vì chẳng ai mua cá ở khu vực này cả,” Đức cha Hợp nói với trang tin Eglises d’Asie, của Hội thừa sai Paris hôm 22/5.

Ngài nói tiếp: “Tất cả họ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nhiều thuyền bè bị bỏ hoang. Gia đình không có tiền để cho con đi học. Điều đó thật kinh khủng.”

Trong năm qua, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở địa phương. Khoảng 18.000 người đã ký một lá thư tới giới chức nhà nước và Quốc hội để mô tả tình trạng thảm khốc này.

Tuy thế cho đến nay, giới chức trách VN đã không làm đủ để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Không có những phân tích khoa học khách quan về tình trạng ô nhiễm, đồng thời liệu biển đã sạch hay chưa.

Các linh mục giáo phận Vinh trong một tuyên bố đã chỉ trích “giới chức trách bởi họ quyết định để Formosa hoạt động, một công ty thép sử dụng công nghệ lạc hậu và có lịch sử gây ô nhiễm” ở nhiều nơi.

Chính phủ cộng sản Hà Nội đã thỏa thuận tổng số tiền bồi thường với Formosa là 500 triệu đô la Mỹ, mà không có bất kỳ sự tư vấn nào với các nạn nhân hoặc phân tích thiệt hại được thực hiện.

Hơn một năm sau, hàng giáo sĩ Vinh nói “hầu hết các nạn nhân vẫn chưa được bồi thường.” Đức cha Hợp cho rằng, có ít nhất là 600,000 người bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu tính cả nạn nhân gián tiếp nữa thì con số có lên đến hai triệu người.

Ở Hà Tĩnh, ngài nói tiếp,có nơi đã được bồi thường “nhưng có một số người không phải nạn nhân nhưng vẫn được bồi thường, trong khi các nạn nhân khác không nhận được gì.”

Từ chối sự trợ giúp của nước ngoài

Vấn đề cuối cùng là, chính các linh mục ở Vinh không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại từ chối những lời đề nghị giúp đỡ từ nước ngoài.

Đức cha Hợp nói: “Tôi đã nói ở Geneva rằng, Liên Hiệp Quốc đã đề nghị hợp tác với Hà Nội để tìm ra một phương pháp khoa học giúp bờ biển được khử độc. Nhưng chính phủ từ chối. Đó là thái độ vô trách nhiệm và không thể hiểu được.”

Ngài nói thêm: “Chúng tôi không chỉ yêu cầu bồi thường công bằng, mà còn phải đóng cửa nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh để tránh ô nhiễm biển, sông, đất và lòng đất.”

“Hiện tại nhà máy chỉ mới hoạt động ở chế độ khởi động. Điều gì sẽ xảy ra khi nó bắt đầu hoạt động hết công suất? Liệu người dân có thể tiếp tục sống được trong khu vực này không?”

Đức Thiện (theo La-croix)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.