Một cảm nhận ở trong phiên toà Trần Thị Nga 25/7/2017

Dưới đây là chia sẻ của luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho chị Trần Thị Nga trong phiên tòa diễn ra hôm 25.07 vừa qua tại Hà Nam. Chia sẻ này được đăng trên trang facebook cá nhân của luật sư:

“Trong phòng xử tính cả ngồi và đứng có khoảng 100. Chia làm 2 “phe”: phe toà gồm Hội đồng xét xử, thư ký toà, kiểm sát viên, công an và những người do toà triệu tập; phe bị cáo, luật sư tổng cộng có 4/100.

Khi phiên toà bắt đầu tôi có thói quen nhìn quét thẳng vào mắt từ Thẩm phán trở xuống đến hầu hết người của phe toà để đọc trong ánh mắt của họ nói lên điều gì. Tại phiên toà hôm nay khi tôi nhìn đến họ thì họ đều nhìn lẳng đi hoặc cụp mắt xuống. Đến khi giải lao thì tôi đơn độc trong những người này, họ ko dám bắt chuyện với tôi. Khi tôi đến gần họ đều lủi chỗ khác như tránh hủi. Có điều tuyệt nhiên ko thấy họ nói xấu sau lưng bị cáo hay nói động chạm bóng gió đến luật sư.

Trong phiên Tòa, trên bàn Hội đồng xét xử và 2 vị đại diện VKS đều có chai nước nhưng đến khi bị cáo yêu cầu được uống nước, chủ tọa đã làm ngơ. Tôi đã 02 lần yêu cầu Tòa cung cấp nước uống cho bị cáo và tôi nói nêu ko được đáp ứng thì đề nghị bị cáo ko trả lời và sự việc này sẽ được thông tin cả thế giới biết cách hành xử của chủ tọa thẩm phán Đinh Tiến Hùng tại phiên Tòa hôm nay.

Tại phiên toà phe bị cáo chủ động về tinh thần, tâm lý và tấn công lý lẽ phe toà. Nhưng quyền quyết định mức án lại là phe toà.

Và tại sao kết thúc buổi sáng Kiểm sát viên đề nghị mức án 9-10 năm tù + 4-5 năm quản chế, khi tôi bước ra cổng toà tôi đã cười là vậy.

Trong phiên toà ko 1 phóng viên, báo chí chỉ duy nhất 1 Thượng uý An ninh quay camera và chụp hình.

Nếu phiên toà họ bắc loa ra ngoài cho công chúng nghe thì tôi xin bái phục sát đất lắm lắm.”

…………………………..

Chị Trần Thị Nga là người Công giáo. Chị sinh ngày 28/4/1977 tại thành Phố phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Chị là một nạn nhân của việc xuất khẩu lao động tại Đài Loan vào năm 2003

Năm 2008 chị về Việt Nam và giúp đỡ những người gặp nạn khi lao động xuất khẩu tại Đài Loan và bị nhà cầm quyền, cụ thể là nhà cầm quyền tại Hà Nam. Sau đó chị quan tâm đến những vấn đề xã hội, việc Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, lên tiếng cho những nạn nhân bị chết trong đồn công an, xuống đường lên tiếng khi thảm họa Formosa xảy ra….Do đó, chị liên tục bị khủng bố, đánh đập nhiều lần.

Chị Trần Thị Nga bị bắt hồi tháng 1 năm 2017. Báo chí nhà cầm quyền tuyên truyền rằng, chị Nga đã phát tán những video, clip có nội dung chống đảng, chống chế độ. Thực tế, những hoạt động của bà Nga đều nhằm phản ánh thực trạng đất nước và cổ suý cho quyền tự do công dân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.