Người Thượng từ bỏ nỗ lực xin tị nạn giữa cảnh đàn áp

Một gia đình người Thượng ở Việt Nam được chuyển đến nơi ở an toàn của Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh trong ảnh chụp tháng 7-2004. Ảnh: Suy Se/AFP
Một gia đình người Thượng ở Việt Nam được chuyển đến nơi ở an toàn của Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh trong ảnh chụp tháng 7-2004. Ảnh: Suy Se/AFP

Luke Hunt từ Phnom Penh, Campuchia 

Campuchia đang chịu áp lực ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế trước thời gian tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sau khi xử lý khoảng 50 người xin tị nạn, tất cả đều là người Thượng đến từ Việt Nam, trong đó khoảng phân nửa bỏ trốn sang Thái Lan trong những tuần gần đây.

Đa số trong phân nửa còn lại đã “tự nguyện trở về” Việt Nam với sự trợ giúp từ phía Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR).

Số người Thượng bỏ trốn khỏi Việt Nam gia tăng vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 và một người đại diện nhóm cho biết 26 người Thượng trở về Việt Nam không vui và lo sợ chính quyền sẽ bỏ tù họ giữa lúc gia tăng hạn chế các quyền chính trị và tôn giáo của họ.

Điều đó khiến các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại về khả năng tổ chức WEF của Campuchia.

“Thực sự Campuchia là một trong những nơi cuối cùng có khả năng tổ chức một cuộc họp lớn như WEF trong khu vực”, Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, phát biểu.

“Không chỉ tình hình nhân quyền ngày càng rất tệ, mà mỗi khi có cuộc họp lớn nào tại Phnom Penh đều lập tức xảy ra các vụ vây bắt người nghèo, người vô gia cư và người lao động tình dục, và tống giam họ nằm trong cái gọi là chiến dịch ‘làm đẹp’”, ông nói thêm.

Các tổ chức doanh nghiệp và chính quyền của Thủ tướng Hun Sen hy vọng WEF diễn ra từ ngày 10-12/5 sẽ giúp Campuchia trở thành vũ đài quốc tế để phô trương những tiến bộ vững chắc về kinh tế đã đạt được từ khi 3 thập niên chiến tranh kết thúc cách đây gần 20 năm.

“Tại đây đã có nhiều tiến bộ về thương mại và diễn đàn này là một cơ hội tuyệt vời cho đất nước này, nhưng nhân quyền là một vấn đề khác và sẽ thật đáng tiếc khi phải chứng kiến một Diễn đàn Kinh tế Thế giới bị làm hỏng bởi hành vi xấu liên quan đến những người xin tị nạn chính trị”, một doanh nhân từ chối cho biết tên, phát biểu.

Grace Bui thuộc nhóm nhân quyền Dự án Trợ giúp người Thượng trụ sở ở Mỹ cho Đài Á châu Tự do biết có tổng cộng 50 người Thượng xin tị nạn đến từ Campuchia trong những tháng gần đây, làm tăng số người sống tại Bang Yai, tỉnh Nonthaburi ở miền trung Thái Lan lên 250 người.

“Lý do là chính phủ Campuchia rất thân với chính phủ Việt Nam và đã trả một số người Thượng về Việt Nam. Việc này khiến nhiều người lo lắng vì thế họ bỏ sang Thái Lan”, bà nói.

Người Thượng chịu cảnh bất khoan dung tôn giáo vì thực hành một giáo phái Kitô giáo dựa trên giáo thuyết Tin lành. Nhiều người chứng kiến đất đai của họ bị nhà nước tịch thu trong 15 năm qua và biến thành các đồn điền cà phê.

Trước đây họ đi qua Campuchia, trốn trong các khu rừng phía đông bắc trước khi làm đơn xin tị nạn thông qua văn phòng UNHCR tại Phnom Penh. Tuy nhiên, hình thức đó đang thay đổi, nhiều người bỏ sang Thái Lan vì sợ bị ép hồi hương.

“Trong trường hợp này, tôi tin rằng chính phủ Campuchia đang thực thi Hiệp định Dẫn độ Campuchia-Việt Nam khi trao trả các nhóm dễ bị tổn thương này”, Ren Chanrith, người sáng lập Doanh nghiệp xã hội Angkor Helps Khmer, phát biểu.

“Tuy nhiên, theo luật nhân đạo quốc tế Campuchia có nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và các nhóm dễ bị tổn thương như thế. Vì lý do này, chính phủ Campuchia nên chọn cách tôn trọng luật nhân đạo quốc tế bằng cách không trao trả họ, thay vào đó là chăm sóc họ”, ông nói thêm.

Ông Hun Sen và đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của ông còn bị chỉ trích gay gắt vì đàn áp những người bất đồng chính kiến thông qua các tòa án bỏ tù các nhà chỉ trích thuộc phe đối lập với tội danh phỉ báng phải truy tố hình sự. Một người bị kết án hình sự không được giữ chức vụ trong nhà nước.

“Trừ khi WEF sẵn sàng lên tiếng mạnh mẽ phản đối tình trạng liên tục đe dọa xã hội dân sự và phá hoại nền dân chủ bởi Thủ tướng Hun Sen và chính quyền của ông, họ nên tổ chức cuộc họp này ở nơi khác”, Robertson của HRW nói thêm.

Những người phát ngôn cho WEF và chính phủ chưa có phản hồi nào.

Tuy nhiên, Mu Suchua một nhân vật cấp cao làm việc với đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia, hy vọng việc thảo luận về nhân quyền nằm trong vấn đề kinh tế thế giới.

“Bất kỳ quốc gia nào có hồ sơ nhân quyền như Campuchia đều cần được yêu cầu cải thiện tốt vấn đề nhân quyền trước khi trao cho đặc ân đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới”, bà nói.

Luke Hunt từ Phnom Penh, Campuchia 

Nguồn: vietnam.ucanews.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.