Phò sự sống và chống phá thai

Những năm tới sẽ là những năm quyết định trên vấn đề phá thai. Cuộc chiến dứt khoát sẽ một mất một còn.

Chúng ta đã biết, điểm mấu chốt ở thế giới phương Tây trong nhiều thập kỷ qua là nhu cầu phá thai. Tuy nhiên, chuyện này không bao giờ dễ dàng được. Phong trào này, dù được vun vén một cách hấp dẫn và tưởng chừng như đang tiến về phía trước, đã va phải một sự chống cự lớn mạnh. Sự chống cự này đã chín đúng vào thời khắc các chính phủ, vì nhiều lý do, đang bị buộc phải kiểm tra lại các luật đã đưa ra về nhu cầu phá thai.

Trong vài năm tới, chắc chắn ở Bắc Mỹ, các luật mới sẽ được thông qua hoặc các luật cũ sẽ được duy trì cái mà, tôi sợ, sẽ khép vấn đề vào khuôn khổ này hay khuôn khổ khác trong một thời gian dài. Vì thế đây là thời gian cấp bách cho phong trào phò sự sống. Dân chúng có khuynh hướng gật đầu đồng ý với bất cứ điều gì họ đã quen thuộc. Thực tiễn trở thành thói quen, thói quen trở thành quy luật, hợp pháp được xem như đạo đức. Nền văn hóa của chúng ta đã quen với việc phá thai như một nhu cầu. Sự cố chấp càng tồn tại lâu thì chuyện này càng không thể thay đổi.

Với tình trạng này và với tình hình chính trị hiện này, có một cơ hội, cơ hội cuối cùng trong một thời gian dài, để đưa ý muốn bảo vệ thai nhi vào lại trong hệ thống chính trị của chúng ta. Nhưng chúng ta phải hành động tức khắc và mạnh mẽ.

Nhiều người trong chúng ta không quen quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta phò sự sống, nhưng làm một cách e dè. Phò sự sống là một phần trong sơ yếu lý lịch của chúng ta: chính thức, chúng ta là người phò sự sống; chúng ta ủng hộ nó về mặt đạo đức; chúng ta viết bài và phát biểu về vị trí của nó trong quang phổ rộng lớn hơn của công bình xã hội; song chúng ta hoàn toàn vắng mặt trong dòng người biểu tình và bất cứ vận động hành lang trực tiếp hay trong quá trình chạm trán nào.

Tôi cũng là người phò sự sống một cách e dè. Một năm tôi viết một bài về chống phá thai, lên tiếng chống trong các lớp học của tôi, tôi nói chuyện với các nhóm phò sự sống, song tôi đã không bước đi cùng những người biểu tình, viết thư hay gọi điện cho một nghị sĩ Quốc hội hay thực tế đối chất với một ai đó trên chủ đề này trong mười lăm năm qua. Đưa ra bối cảnh này, tôi bị hụt hẫng sâu đậm, như khi nghe lời ngôn sứ trong bài xã luận Thư ngỏ gởi đến những người Công giáo quan tâm về mặt xã hội: Hãy cự lại với việc phá thai hiện nay! trên tờ Catholic New Times, 25 tháng Sáu năm 1988.

Tôi ngờ, cũng có nhiều người khác phò sự sống một cách e dè như tôi, vì thế tôi xin chia sẻ bằng cách tóm lượt, một vài quan điểm nổi bật của bài xã luận rất có tính ngôn sứ này.

Một trong những phát triển đáng buồn trong Giáo Hội và xã hội nói chung là hiện tượng cả người ki-tô hữu bảo thủ và tự do đều có khuynh hướng thiếu kiên định với phong trào phò sự sống.

Những người theo phiá tự do, trong khi lớn tiếng phàn nàn về công bình xã hội trong các khu vực kinh tế, kỳ thị chủng tộc và giới tính, các luật về di trú, vấn đề nhà ở và các quan tâm về Thế Giới Thứ Ba, đã đơn giản dung thứ và im lặng về vấn đề phá thai.

Trái lại, những người theo phía bảo thủ, những người đứng đầu cuộc chiến chống nạn phá thai lại ít quan tâm đến sự sống, chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh chống phá thai. Vì vậy, một mặt họ bênh vực sự sống, mặt kia họ ồn ào bênh vực án tử hình, vũ khí hạt nhân và hệ thống chủ nghĩa tư bản tự do (xem xã hội như một hệ thống của sự tranh đua các quyền cá nhân, những điều được đổi chác một cách hợp pháp). Ngoài ra, họ cũng ít quan tâm đầy đủ đến sự sống trong quan điểm của họ về phụ nữ.

Tuy nhiên, cùng với điều đó, bài xã luận khen các nổ lực của phong trào phò sự sống của người bảo thủ. Các nhóm phò sự sống, dù tiếp cận vấn đề một cách phiến diện và không kiên định trong việc ủng hộ sự sống, song “đã mang lấy quả tim chính trị hôm nay trên các vấn đề về phá thai. Và họ đã can đảm ủng hộ.” Niềm hăng say của họ là một thách đố đáng được hoan nghênh.

Những người tự do hay dung thứ, họ cho các phương cách của phong trào phò sự sống làm là không đẹp, họ phải tự kiểm và nhìn lại có phải họ tránh né vấn đề phá thai chỉ vì chuyện này được xã hội chấp nhận.

Bài xã luận tiếp tục nói rằng đạo đức xã hội của lòng dung thứ không bao giờ được dùng “để hợp pháp hóa mạng sống của những thai nhi đã chết.” Bài xã luận khẳng định, công việc của công lý “hoàn toàn thiếu tính toàn bộ nếu, bằng cách bỏ sót hay ủy thác, chúng ta dự phần vào sự ngược đãi các quyền của những thành viên nhỏ bé và yếu đuối nhất của xã hội.”

Ngoài ra chúng ta không thể tin “rằng các quyền của một phụ nữ, hay của bất kỳ nhóm nào, thai nhi, sẽ được bàn thảo ngoài bối cảnh. Một xã hội cho rằng mình có quyền thiêng liêng quyết định khi nào sự sống bắt đầu thì cũng sẽ dễ dàng đi đến quyết định khi nào sự sống chấm dứt và ai bị chấm dứt.”

Quan điểm rõ ràng về phá thai trong bài xã luận trên đây không phải, để hạ thấp lòng thành thật và cam kết về mặt xã hội đáng ngưỡng phục của nhiều cá nhân ủng hộ quyền tự do chọn lựa. Nó cũng không có ý khước từ tình thương hay phán xét những người đã phá thai. Đơn giản, nó đưa ra một phương cách thích hợp cho sự sống và, thực hiện sứ mạng ngôn sứ của mình, đứng lên bênh vực cho những người ít có tiếng nói nhất. Sau cùng và trọng yếu, mời gọi tất cả chúng ta, những người e dè phò sự sống làm một điều gì đó, để thật sự hành động:

Làm một điều gì đó, nhân danh Thiên Chúa. Nhấc điện thoại gọi cho một nghị sĩ Quốc hội. Bước theo dòng người biểu tình. Chống một đạo luật. Khởi động hay tham gia một nhóm hoạt động. Lúc này chính kiến và sức ép là những gì có giá trị. Hãy gây sức ép lên các nghị sĩ. Họ không thể an nhàn thư thái được!

Nguyễn Kim An dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.