Tiếng kêu của giáo dân Cồn Dầu giữa trưa hè đổ lửa

Nếu bạn có dịp đi qua ‘Trụ Sở Tiếp Công Dân Trung Ương’ tại số 1, đường Ngô Thị Nhậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội bạn sẽ thấy hằng ngày vẫn có những nhóm người từ nhiều vùng quê khác nhau cầm băng rôn kêu oan khiếu kiện, nhất là khiếu kiện về đất đai đang đứng chờ đợi để mong được giản quyết.

Những ngày trời nóng như đổ lửa này, bà con giáo dân tại Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng cũng như nhiều nhóm bà con dân oan khác không quản ngại cầm băng rôn để bày tỏ chứng kiến và mong nguyện vọng của mình  có thể được giải quyết.

Vụ việc tại Giáo xứ Cồn Dầu xảy ra cách đây hơn 10 năm trời.  Vào năm 2008, quyết định của Tp. Đà Nẵng di dời, giải toả cả một khu vực rộng lớn, trong đó có khoảng 400 hộ dân thuộc Giáo xứ Cồn Dầu để cho chủ đầu tư là Sun Grup thực hiện dự án ‘Khu đô thị sinh thái ven sông Hoà Xuân’

Do giá đền bù quá rẻ mạt và đây lại là mảnh đất mà cha ông họ đã định cư hàng trăm năm nên người dân không đồng ý.

Tập đoàn Sun Group đã câu kết với nhà cầm quyền, họ làm mọi cách buộc người dân phải di dời khỏi nơi định cư. Nhà cầm quyền gây khó dễ, đe doạ và đỉnh điểm là biến cố một cụ bà trong Giáo xứ qua đời nhưng không được chôn cất trong đất thánh của Giáo xứ. Nhà cầm quyền đã khủng bố những người trong đội mai táng, bị gọi lên đồn công an, bị đánh đập, kết tội trong phiên toà xử 6 giáo dân với tội danh ‘chống người thi hành công ’vụ.

Phần lớn trong số những giáo dân bị khủng bố, đe doạ, họ và gia đình đã bỏ lại nhà cửa chạy  sang Thái Lan (đến nay một số đã qua nước thứ )ba, một số khác chấp nhận giá đền bù rẻ mạt đến nơi định cư mới. Tất cả khoảng 300 gia đình tại Giáo xứ Cồn Dầu đã di tản, chỉ còn khoảng 100 gia đình kiên trì bám trụ lại.

Điều đáng nói, khu vực đất của 300 hộ dân sau khi di dời, tập đoàn Sun Group đã làm ‘khu đô thị sinh thái’ bằng cách san nền, phân lô bán cho tư nhân. Vậy là người dân nơi khác đến sinh sống nơi đây. Các ngôi nhà đẹp hơn mỗi ngày mọc lên thay thế ngôi nhà của bà con giáo dân Cồn Dầu. Đây là hình thức lấy đất của dân, đền bù rẻ mạt, (đất ruộng từ 50 ngàn/m2, đất thổ cư 400-500 ngàn đồng/m2), để rồi khi san nền, từng lô đất khoảng 100 m2 bán với giá hơn 3 tỷ đồng.

Một trăm gia đình còn trụ lại trên mảnh đất tiếp tục bị đe doạ, khủng bố với nhiều hình thức khác nhau, có khi họ bị cắt điện sinh hoạt, các con đường dẫn tới nhà thờ bị bịt lại, phải đi lối vòng…vào năm 2018 hơn 10 gia đình bị cưỡng chế giải toả. Ngày 15/05/2019 theo thông báo của Tp. Đà Nẵng hơn 20 gia đình khác bị cưỡng chế giải toả (Đà Nẵng đã có công văn dừng lại việc cưỡng chế hôm 14/05/2019).

Khoảng 13 lần, bà con trong số 100 gia đình đã ra Hà Nội khiếu kiện. Họ đã nhận được lời hứa giải quyết việc vụ việc để họ được ở lại trên mảnh đất cha ông đã gầy dựng và được sống gần ngôi nhà thờ thân thương bấy lâu nay. Trung Ương hứa là vậy, tuy nhiên, chính quyền Tp. Đà Nẵng vẫn dùng nhiều cách khác nhau để ép những gia đình này phải di dời.

Hơn một tuần lễ qua, khoảng 25 người dân Cồn Dầu có mặt tại Hà Nội, từ những cụ già hơn 80 tuổi đến các cháu hơn 10 tuổi kiên trì xuống đường, cầm những băng rôn kêu cứu, khiều kiện. Không biết tiếng kêu cứu của những con người này có được lắng nghe và mong ước của họ là được sống trên mảnh đất của tổ tiên đối với họ có được đảm bảo?

Một số hình ảnh bà con giáo xứ Cồn Dầu cầm băng rôn tại Hà Nội từ ngày 15-20/05/2019

Bà con Cồn Dầu trước Trụ sở tiếp công dân tại Hà Đông, Hà Nội
Những cụ già hơn 80 tuổi

Truyền Thông Thái Hà

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.