Tín hữu kitô và tiền: phải cho ai?

Cho đi là bổn phận thiết yếu của tín hữu kitô, vì của cải và tiền bạc được giao phó cho chúng ta là để vì lợi ích chung. Việc sử dụng tiền là kết quả của nghĩa vụ quốc gia của chúng ta, rồi sau đó chúng ta được mời gọi để chi tiêu hữu ích, để đầu tư và để cho. Chọn lựa người hưởng món tiền là trách nhiệm và tùy theo ơn gọi của chúng ta. Các công việc của Giáo hội là ưu tiên.

Làm thế nào để sử dụng tiền của mình theo thứ trật? Để minh họa, tính lô-gích của thứ trật này có thể tóm tắt như sau: mức tối thiểu cần phải có để sống cho đúng mực; tiền đóng góp (cho Giáo hội và các công việc của Giáo hội, tiền cho người nghèo, cho tù nhân v.v…); sau đó là mức chi tiêu hữu ích và phù hợp với địa vị của chúng ta trong xã hội (gồm tiền tiết kiệm phòng hao, tiền dành cho di sản gia đình), cũng như đầu tư sáng tạo và “rộng lượng” tài trợ (quyên góp và các khoản đầu tư bổ sung – cho việc làm, cho nghệ thuật, cho văn hóa). 

Nhận và cho theo ơn gọi của mình

Đương nhiên, nó không thể máy móc kéo theo một lô việc: phải xét từng trường hợp một theo mức độ chi tiêu đã dự trù, theo số lượng và bản chất của nó so với sức của chúng ta. Mức độ tế nhị nhất để xác định là mức thích ứng với chi tiêu, tùy thuộc vào địa vị của chúng ta, đặc biệt là trong một xã hội như xã hội chúng ta. Rõ ràng là không có công thức nào có thể được đưa ra. Điều cốt yếu phải nói, trước hết là không có một chi tiêu nào mà không được biện minh bằng bản chất của nó, ngoại trừ đó là nhu cầu không thể tránh khỏi. Sau đó, chúng chỉ được biện minh nếu chúng là nguồn của một điều tốt, có nghĩa là tốt hoặc cần thiết để đạt được một điều tốt, hay duy trì một tình huống có thể là nguồn của một việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng điều này không biện minh cho một đời sống xa hoa. Nó cho phép người giàu có dư giả có mức chi tiêu cao hơn đáng kể, để họ có thể có vai trò kinh tế theo địa vị của họ, chẳng hạn khuyến khích nghệ thuật hay các kỹ thuật mới. Vì họ đã nhận nhiều, họ cho nhiều và như thế họ chi tiêu nhiều hơn. Nhưng ngoài các nhu cầu thiết yếu, hoặc chính xác hơn, vì dần dần, với một thu nhập và một vị trí xã hội của mình, khi chi tiêu tăng lên thì đòi hỏi của lợi ích tập thể cũng phải tăng lên.

Đương nhiên, tất cả điều này tùy thuộc vào ơn gọi riêng của chúng ta, và do đó tùy thuộc vào mức độ thăng tiến tâm linh của chúng ta. Chúng ta càng tiến bộ trên con đường của Chúa, thì chúng ta càng càng thấy mối quan hệ của mình với của cải được phát triển. Không phải lúc nào cũng ở trong chiều hướng từ bỏ hoàn toàn (chẳng hạn như các tấm gương từ bỏ của các vua thánh như các vua Thánh Lu-i hay Henri). Nhưng chắc chắn trong chiều hướng của họ đối với người khác, và ý nghĩa của chúng.

Lựa chọn của người thụ hưởng

Cho ai? Điều này cũng tùy thuộc vào ơn gọi riêng của chúng ta và tiếng gọi của Chúa dành cho chúng ta. Tiếng gọi này cũng tiến triển vì chúng ta càng tiến bộ trên con đường đến với Chúa, thì chúng ta càng thấy mối quan hệ riêng của mình với của cải cũng tiến triển. Điều đó muốn nói, một phần đáng kể món tiền của chúng ta phải dành cho Giáo hội, mà Giáo hội ở Pháp thì không giàu. Các giáo xứ, các cộng đoàn của chúng ta sống nhờ tiền quyên góp. Họ không nhận gì từ nhà nước. Giáo hội công giáo nói về 1 đến 2 % thu nhập của mỗi người. Và đây là điểm khởi đầu, chúng ta có thể cho nhiều hơn.

Thêm nữa, đó là trách nhiệm của chúng ta, nếu chúng ta biết lắng nghe những gì Chúa yêu cầu. Cũng vậy với việc chọn lựa các cơ quan để cho, dù ưu tiên cho các công việc của kitô hữu hay của Giáo hội, thì đó là cũng là một ưu tiên tự nhiên: một phương tiện để đóng góp vào việc rao giảng Tin Mừng.

Trường hợp của người rất giàu

Còn những người rất giàu thì sao? Trách nhiệm của họ rõ ràng là rất lớn, đến mức giàu có có thể là một tai họa tinh thần, dù sao đó cũng là một trách nhiệm kèm theo các rủi ro lớn: dễ dàng phối hợp với quyền lực để họ gần như khó cưỡng lại được với chính thỏa hiệp của mình. Tin Mừng nói rất rõ ràng về điều này. Tuy nhiên vẫn có các tài sản mà những người này có được, và được Chúa muốn. Nghĩa là có một trách nhiệm tập thể được giao phó cho một người nào, nặng nề nhưng nhiệt thành, và có thể là tích cực. Trên thực tế, không có một tiến bộ nào mà nhân loại đạt được trong lãnh vực khoa học, văn hóa hay công nghệ mà không có những người giàu dám liều nhận rủi ro; cũng vậy đối với đời sống Giáo hội. Vì vậy, ai ở trong hoàn cảnh này, ngoại trừ có ơn gọi riêng sống đời sống tu trì khó nghèo, họ đều phải ý thức và quyết tâm đảm trách các hệ quả. Điều này muốn nói sống trong môi trường giàu có nhưng không là tù nhân, chấp nhận mất của cải hoặc cho tùy theo trường hợp và sắp xếp tốt nhất các phương tiện này theo nghĩa cái gì phù nhất cho lợi ích chung, có nghĩa là cho đi, tiêu đi vì lợi ích và đầu tư. Nhưng tiếc thay cho những ai mà của cải đã thống trị họ…

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.