Tự do tôn giáo niềm tin là gì? (3)

3 TDTGNT là gì?

Tự do tôn giáo hay niềm tin (TDTGNT) phải được hiểu theo nghĩa rộng và phải bảo vệ những cá nhân tuyên xưng và thực hành các loại tôn giáo và niềm tin khác nhau, tức là các tôn giáo truyền thống, phi truyền thống và mới sáng lập, thuyết vô thần và thuyết bất khả tri. Nó cũng bảo vệ quyền không phải tuyên xưng bất kỳ một tín điều nào.1 Như đã đề cập trước đây, TDT- GNT cho tất cả mọi người quyền có một tôn giáo hay niềm tin; thay đổi tôn giáo hay niềm tin của mình; và thực hành tôn giáo hay niềm tin của mình theo ý muốn của mình.15

Như mọi nhân quyền khác, các cá nhân là chủ thể sở hữu quyền TDTGNT. Chính quyền là thành phần chính với trách nhiệm bảo vệ quyền này. Đồng thời, TDTGNT có một số khía cạnh tập thể, khi mà một cộng đồng tôn giáo được hưởng những quyền nhất định như là một nhóm người, ví dụ như quyền được pháp luật công nhận là một cộng đồng tôn giáo, quyền quyết định về các vấn đề nội bộ (như quyền lựa chọn người lãnh đạo thích hợp), quyền được lập trường đào tạo tôn giáo và cung cấp dịch vụ cho công chúng.16

3.1 Các văn kiện chính

  • Điều 18 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR)
  • Điều 18 trong Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
  • Tuyên bố năm 1981 về Xóa bỏ mọi Hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên Tôn giáo và Niềm tin
  • Bình luận Tổng quát 22, trong đó Ủy ban Nhân quyền giả thích Điều 18 trong ICCPR

Cho dù một số nước không phê chuẩn hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc về bảo vệ TDTGNT, quyền tự do này vẫn được bảo vệ như một phần của luật tục quốc tế.17 Ngoài các văn kiện quốc tế, còn có những văn kiện khu vực về TDTGNT. Điều cần lưu ý là các văn kiện này có những định nghĩa thay đổi về TDTGNT và không phải tất cả đều bảo vệ tốt quyền TDTGNT như văn bản của ICCPR.

  • Điều 9 trong Công ước về bảo vệ Nhân quyền và Tự do cơ bản (ECHR) của Hội đồng Châu Âu
  • Đoạn 16 của Văn kiện đúc kết của Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu tại Vienna năm 1986
  • Điều 8 của Hiến chương Nhân quyền và Dân quyền của Liên minh Châu Phi
  • Điều 26 và Điều 27 của Hiến chương Ả rập về Nhân quyền
  • Điều 12 trong Công ước Châu Mỹ về Nhân quyền

3.2 Bảy phương diện của TDTGNT

Thế thì tự do tôn giáo có ý nghĩa gì trong thực tế? Chính quyền có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và phát huy bảy phương diện sau đây của TDTGNT:18

  1. 1  Quyền tự do có, chọn và đổi tôn giáo hay niềm tin
    Như đã đề cập, TDTGNT cho mọi người quyền tự do có, chọn và đổi một tôn giáo hay niềm tin. Điều này đôi khi được gọi là tự do trong lĩnh vực nội tâm, và không bao giờ có thể bị giới hạn một cách chính đáng bởi bất kỳ ai hay bằng bất kỳ phương tiện nào. Theo các văn kiện về nhân quyền, điều này được bảo vệ tuyệt đối mà không có bất kỳ ngoại lệ hay điều kiện nào.19 Tuy vậy, quyền thay đổi tôn giáo của cá nhân đang gặp tranh cãi và bị thách thức. Bản sắc tôn giáo thường được xem như dính liền với bản sắc dân tộc hay quốc gia. Tuy nhiên, điều này trở thành vấn đề khi người ta bị hạn chế trong việc thay đổi tôn giáo hay niềm tin của mình sang một niềm tin mới mà theo truyền thống không gắn liền với sắc dân hay quốc tịch của mình. Nhiều chính phủ và nhóm cấm người của họ tham gia, thay đổi hoặc từ bỏ một tôn giáo đặc thù. Ở nhiều quốc gia, những người quyết định từ bỏ tôn giáo của mình có thể phải đối đầu với sự đe doạ và bạo lực từ xã hội. Khi quy định người dân phải kê khai tôn giáo trên thẻ căn cước hoặc các giấy tờ bắt buộc khác, chính quyền thường dùng thông tin này cho mục đích phân biệt đối xử và ngược đãi.
  2. 2  Quyền tự do thực hành TDTGNT theo một tôn giáo hay niềm tin
    Tự do trong xã hội bao gồm quyền được thể hiện, thực hành và bày tỏ đức tin một cách riêng tư hay công cộng, một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác.20 Nó bao gồm những quyền sau đây, trong số những quyền khác:

    • Thờ phượng và hội họp liên quan đến một tôn giáo hay niềm tin, và thiết lập và duy trì cơ sở thờ phượng.
    • Thiết lập và duy trì các định chế từ thiện và nhân đạo.
    • Tạo, mua và dùng những đồ đạc và vật liệu cần thiết liên quan đến các nghi thức và phong tục của một tôn giáo hay niềm tin.
  • Soạn, phát hành, xuất bản và phân phối các tài liệu tôn giáo.
  • Giảng dạy một tôn giáo hay niềm tin ở những địa điểm thích hợp.
  • Kêu gọi và thu nhận đóng góp tài chính tự nguyện hoặc quà tặng từ các cá nhân và tổ chức khác nhau.
  • Đào tạo, bổ nhiệm, và bầu người lãnh đạo và người giảng giáo lý thích hợp theo các điều kiện và tiêu chuẩn của mỗi tôn giáo hay niềm tin.
  • Thiết lập và duy trì thông tin liên lạc với các cá nhân và cộng đồng trong các vấn đề tôn giáo hay niềm tin ở cấp quốc gia và quốc tế.
  • Tuân thủ các ngày nghỉ; mừng các ngày lễ và các nghi lễ theo tôn giáo hay niềm tin của mình; mặc trang phục và ăn uống theo quy định của tôn giáo mình; sử dụng các biểu tượng tôn giáo; và chia sẻ đức tin của mình với những người khác trong các hoạt động truyền giáo không bị ép buộc*.
  1. 3  Không bị ép buộc*
    Không ai có quyền ép buộc người khác phải có, duy trì hoặc thay đổi một niềm tin. Ép buộc có nghĩa là thuyết phục ai đó thay đổi tôn giáo bằng bạo lực thể lý hay sự hăm doạ sẽ dùng bạo lực, bạo lực tâm lý, các trừng phạt hình sự hoặc những phương thức ảnh hưởng bất hợp pháp tinh tế hơn. Bình luận Tổng quát 22 của LHQ khi giải thích về điều 18 trong ICCPR ghi rằng nếu một chính quyền sử dụng các lợi ích vật thể hoặc hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và/hay công ăn việc làm để ảnh hưởng sự lựa chọn tôn giáo của người dân, thì điều này được coi là một hình thức ép buộc gián tiếp.21
  2. 4  Không bị phân biệt đối xử
    Mọi người đều có quyền TDTGNT mà không bị phân biệt đối xử. Chính quyền có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và phát huy quyền tự do này cho toàn dân. Các tôn giáo của nhóm đa số không được có lợi thế hơn các tôn giáo thiểu số. Chính quyền không được quyền phân biệt đối xử bằng bất cứ phương cách nào dựa trên niềm tin của một người hay vì người đó thuộc một cộng đồng tôn giáo nào đó. Chính quyền có nghĩa vụ thực hiện các bước nhằm ngăn ngừa hình thức phân biệt đối xử ấy để không xẩy ra trong tiến trình lập pháp*, trong chấp pháp*, hoặc trong xã hội.22 Chính quyền nên vô tư* và không thiên vị bất kỳ một tôn giáo nào. Tiếc thay, trên toàn thế giới việc phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo hay niềm tin ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng thiểu số trong việc tiếp cận các dịch vụ căn bản như giáo dục và chăm sóc y tế.

5 Quyền của cha mẹ và người giám hộ và các quyền của trẻ em

Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền dưỡng dục con mình theo giáo điều của tôn giáo hay nhân sinh quan của họ. Điều này cần được thực hiện sao cho phù hợp với các khả năng đang phát triển của đứa trẻ. Khi trẻ nhỏ khôn lớn hơn, cha mẹ và người giám hộ cần phải cho em thêm quyền tự quyết định về niềm tin.23 Chính quyền không được chỉ định tôn giáo mà cha mẹ cần truyền lại cho con cái. Việc thực hành một tôn giáo hay niềm tin không bao giờ được làm hại đến sức khỏe thể lý hay tâm lý hoặc sự phát triển của trẻ em. Mỗi đứa trẻ có quyền tiếp cận giáo dục về tôn giáo theo ý muốn của cha mẹ hoặc người giám hộ và các em cũng không bị buộc phải tham gia chương trình giáo dục ấy trái với ý muốn của cha mẹ hay người giám hộ. Nếu giáo dục về tôn giáo trong các trường công lập không vô tư hay khách quan, chính quyền cần tạo điều kiện cho học sinh có thể không theo học các lớp này hoặc tham gia các lớp học thay thế. Việc miễn học này phải được thực hiện một cách không phân biệt đối xử và không mang tính cách sỉ nhục. Trên thế giới, hàng triệu trẻ em thuộc các cộng đồng thiểu số bị buộc phải tham gia vào chương trình giáo dục có tính định kiến, thiên vị các tôn giáo hay niềm tin của thành phần đa số.

6 Quyền đăng ký lập hội và được pháp luật công nhận

Các nhóm tôn giáo hay niềm tin có quyền được chính thức công nhận là những cộng đồng tôn giáo, và những nhóm yêu cầu điều ấy cần được cấp quy chế pháp nhân để có một thực thể chính thức đại diện cho các lợi ích

và quyền của họ trong tư cách cộng đồng. Tuy nhiên, việc đăng ký chính thức hoặc quy chế pháp nhân không bao giờ là một điều kiện tiên quyết để các nhóm tôn giáo hay niềm tin được hành xử quyền TDTGNT hoặc quyền tự quyết định việc nội bộ của họ. Mặc dù sở hữu chủ chính yếu của các quyền này là các cá nhân, các tiêu chuẩn hiện hành nhấn mạnh tầm quan trọng của phương diện tập thể của TDTGNT vốn được nhiều thành viên trong các cộng đồng tôn giáo chia sẻ.24 Tiếc thay, những luật nghiêm ngặt về đăng ký tư cách pháp nhân được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để phân biệt đối xử, sách nhiễu và đàn áp các cộng đồng của những người theo tôn giáo.

7 Quyền không tòng quân vì lý do lương tâm*

TDTGNT cũng bảo vệ người dân không bị buộc phải hành động trái với lương tâm và niềm tin cốt lõi của họ, đặc biệt là liên quan đến việc sử dụng vũ khí và vữ lực sát thương. Do đó, những người mà niềm tin của họ thực sự cấm họ tham gia quân đội nên được phép tham gia một nghĩa vụ quốc gia khác. Ở nhiều nước, điều này không khả thi và ai từ chối nghĩa vụ quân sự vì lý do tôn giáo có thể bị trừng phạt.25

Bị xử tại Sudan vì bỏ đạo

Cô Meriam Yahia Ibrahim, người Sudan, luôn luôn nghĩ rằng mình theo Thiên Chúa giáo. Khi cô còn nhỏ, cha của cô, một tín đồ Hồi giáo, bỏ gia đình đi biệt tăm, để mặc mẹ của cô, một tín đồ Thiên Chúa giáo nuôi cô. Năm 2012 cô thành hôn với một tín đồ Thiên Chúa giáo gốc Nam Sudan.

Năm 2013, có người báo cáo rằng hôn lễ của cô trái luật bởi vì cô phải được xem là tín đồ Hồi giáo – lý do: cha cô theo Hồi giáo, vậy cô không được phép lấy người theo Thiên Chúa giáo. Vào tháng 2 năm 2014, cô và con trai mới 20 tháng tuổi bị bắt giam, buộc tội ngoại tình và tội cải đạo, tức là bỏ Hồi giáo, trái luật của Sudan. Vào tháng 5 năm 2014, toà xử cô phải bị đánh 100 roi và xử tử. Chẳng bao lâu cô sinh một bé gái trong nhà giam. Trong tù, nhân viên gây áp lực để cô bỏ Thiên Chúa giáo và cho cô biết là cô sẽ được trả tự do nếu cô tuân theo. Chính quyền trả tự do cho cô vào mùa hè năm 2014 sau khi Sudan bị quốc tế áp lực nặng nề. Cô, chồng cô và hai con được định cư tại nước ngoài.

3.3 Có những giới hạn nào?

Một số quyền là quyền tuyệt đối, có nghĩa là không ai được hạn chế hay tạm đình chỉ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quyền không bị tra tấn là một ví dụ. Một số quyền là quyền tương đối, tức là có thể bị hạn chế trong một số ít hoàn cảnh được quy định rõ ràng, theo các điều khoản giới hạn.26

TDTGNT có cả phần tuyệt đối (lĩnh vực nội tâm, tức là tự do có, chọn, và đổi tôn giáo hay niềm tin) và phần tương đối (lĩnh vực ứng dụng vào xã hội, tức là quyền thực hành một tôn giáo hay niềm tin).27

Bất cứ giới hạn về TDTGNT nào cũng chỉ áp dụng cho lĩnh vực xã hội, tức là quyền thể hiện, thực hành, và bày tỏ tôn giáo hay niềm tin. Sự giới hạn này không được phép áp dụng với tính cách kỳ thị. Bất cứ hạn chế hay giới hạn nào cũng đều phải hội đủ 3 điều kiện sau đây.28

  • Dựa trên luật quốc gia.
  • Cần thiết để bảo vệ một trong những công ích sau đây: – An ninh công cộng

    – Trật tự công cộng

    – Sức khoẻ công cộng

– Đạo đức xã hội (đạo đức xã hội phải được định nghĩa dựa trên nhiều hơn là một truyền thống tôn giáo)

– Nhân quyền và tự do cơ bản của người khác

Nếu chính quyền có cách khác để cũng đạt được mục đích của sự giới hạn, thì chính quyền phải chọn giải pháp nào mà không hạn chế TDTGNT.

  • Tương xứng và không phân biệt đối xử. Tương xứng có nghĩa là nếu chính quyền thực sự phải hạn chế TDTGNT để đạt một trong những mục tiêu kể trên, mức độ hạn chế phải cân bằng với mức nguy cơ thực tế do việc thực hành tôn giáo gây ra. Ngoài ra, chính quyền phải áp dụng sự hạn chế một cách đồng đều đối với mọi người theo các tôn giáo hay niềm tin.

3.4 Những hiểu lầm phổ thông

Tự do tôn giáo hay niềm tin thách đố các quốc gia và quốc tế, và bị thử thách ở tầm vóc quốc gia và quốc tế. Có nhiều hiểu lầm phổ thông về TDTGNT. Bởi vậy, xem xét các hiểu lầm đó là việc hữu ích.Trái với suy nghĩ của nhiều người, TDTGNT không phải là:

  • Giữ sự hài hòa giữa các tôn giáo hoặc bảo tồn các dạng mẫu tôn giáo hiện hữu trong xã hội. TDTGNT cho mọi người được chọn và đổi tôn giáo hay niềm tin, dù cho làm vậy sẽ tạo ra sự thay đổi hiện tình tôn giáo trong một nước và chính quyền xem đó là một đe dọa. TDTGNT bảo vệ như nhau quyền của những người theo tôn giáo hay niềm tin dòng chính, và quyền của những cộng đồng thiểu số, các nhóm thiểu số trong một cộng đồng thiểu số, các người cải đạo một lần hoặc nhiều lần, các người muốn cải tổ đạo, và các người bất đồng ý kiến với cộng đồng tôn giáo của họ. TDTGNT tạo điều kiện cho sự đa nguyên và đa dạng về tôn giáo và giúp cho nhiều cộng đồng tôn giáo hay niềm tin có thể sống chung trong hòa bình. Vì vậy, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về TDTGNT đương nhiệm, Ông Heiner BielefeldtB, gọi TDTGNT là một đề án hòa bình không hài hòa.
  • Là khái niệm riêng của Tây phương và của Thiên Chúa giáo. Các nhân tố của TDTGNT hiện diện trong nhiều truyền thống triết học và tôn giáo khác nhau. Nhiều vị lãnh đạo của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới đã cổ võ cho tinh thần dung dị tôn giáo và các nhân tố của TDTGNT trước khi quyền này được ghi vào các văn kiện nhân quyền cận kim.30
  • Mang tôn giáo ra khỏi đời sống công cộng hoặc ép buộc tôn giáo phải thu mình trong lĩnh vực tư nhân. TDTGNT giả định rằng chính quyền không thiên vị bất cứ thế giới quan và nhân sinh quan nào, bất luận có mang tính chất tôn giáo hay không, và không ưu đãi tôn giáo hay niềm tin nào. Tuy nhiên, việc này không biện hộ cho chính sách trấn áp mọi thể hiện của sự thực hành tôn giáo hay biểu tượng tôn giáo nhằm tạo nên đời sống công cộng hoàn toàn vô tôn giáo.
  • Bảo vệ các tôn giáo hoặc các thần linh, ngôn sứ hay kinh sách của các tôn giáo trước sự nhạo báng và chỉ trích. Như với mọi nhân quyền khác, TDTGNT bảo vệ con người, tức là người có niềm tin hay thế giới quan của họ. TDTGNT không có vai trò bảo vệ tư tưởng hay giáo lý. Thế nhưng không ai được dùng tôn giáo để truyền bá thái độ thù nghịch tôn giáo có thể dẫn đến kích động* người khác dùng bạo lực hay phân biệt đối xử.1 Chương sau đi sâu vào điểm này.

Liên Minh Quốc Tế Stefanus

Đọc thêm:

1. Tự do tôn giáo hay niềm tin cho mọi người (1)

2. Tại sao tự do tôn giáo niềm tin quan trọng? (2)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.