Thánh lễ phong chân phước Mẹ Maria Celesta

Thái Hà (22.06.2016) – lễ phong chân phước Mẹ Maria Celesta, ngày 18 tháng 06 năm 2016 tại thành phố Foggia của nước Ý.

Nghi lễ phong chân phước cho Mẹ Maria Celesta, lẽ ra phải được tổ chức tại nhà thờ lớn Foggia của Ý, thứ bảy ngày 18 tháng 06, nhưng vì quá đông người tham dự, nên thánh lễ đã được tổ chức bên ngoài khuôn viên của Đền thánh Đức Mẹ Chúa Đăng Quang, nằm ngoài trung tâm.

14-Crostarosa-Il-corpo-696x561

Chủ tế nghi thức phong chân phước cách trọng thể là đức hồng y Angele Amato, đại diện Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kiêm Tổng trưởng của Bộ tuyên thánh, đồng tế với ngài còn có Đức Tổng giám mục của Foggia-Bovino, Giám mục Vincenzo Pelvi. Tham dự còn có nhiều tổng giám mục, các giám mục, các sơ Dòng Chúa Cứu Thế nữ đại diện cho các cộng đoàn trên khắp thế giới (Ý, Mỹ, Canada, Pháp, Haiti, Irland, Philippine, Tây Ban Nha, Balan, Slovakia, Burkina Faso, Thái Lan, Việt Nam…), rất đông các cha Dòng Chúa Cứu Thế đến từ khắp nơi, cùng khoảng một ngàn giáo dân. Được cử hành một thánh lễ phong chân phước như thế này là lần đầu tiên trong lịch sử của giáo phận. Buổi cử hành diễn ra dưới cái nắng chói chang và được truyền hình trực tiếp bởi đài truyền hình ‘Padre Pio’.

P-IMG_3124

Trước buổi lễ, hai linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là cha Sabatino Majorano và cha Antonio Marrazzo (thỉnh nguyện viên cho án phong Chân phước) đã được phỏng vấn về cuộc đời và con đường tiến triển của Chân phước, về tính hiện tại hóa linh đạo của Chân phước và về tiến trình dẫn đến việc phong chân phước cho sơ.

Sau nghi thức phong chân phước và đọc Tông thư của Đức Thánh Cha, người ta đã rước di tích ‘là một mảnh xương’, và sau đó là việc hạ bức màn che tấm ảnh Mẹ Maria Celesta, bức ảnh được treo trên một bức tường của đền thánh. Một khoảnh khắc thật cảm động! Những giọt nước mắt của niềm vui mừng lăn trên má, cùng lúc mọi người cùng hát bài hát “Maria Celeste, memoria vivente” (Maria Celesta, nỗi nhớ sống động), bài hát được sáng tác cho riêng dịp này bởi sơ Stefanie Santoro, sơ trẻ của tu viện Scala, Ý.

P-IMG_3109

Cũng nên nhắc đến sự hiện diện của một dàn hợp xướng rất lớn và một dàn nhạc, những người đã làm sướng tai tất cả những người tham dự buổi lễ. Ca nhập lễ là một bài hát cho Năm Lòng Thương Xót, tiếp theo bài “Salve Mater Misercordiae”. Chúng ta nghe vang vọng bộ lễ nổi tiếng:

Thánh lễ của các thiên thần, và bài ca hiệp lễ là một bài kinh cầu: Thiên Chúa quá đỗi yêu mến thế gian…, Hãy đến hỡi những người được chúc phúc bởi Cha ta, còn có một bài thánh ca được gợi hứng từ một đoạn văn của sơ Maria Celesta về Thánh tâm Chúa Giêsu. Để kết thúc buổi lễ là bài hát: Salve Regina và “Confitemini Domino”.

Chọn lựa cho phần Phụng vụ Lời Chúa: bài đọc 1 trong sách Esther, thánh vịnh là bài ca Magnificat, bài đọc 2 là đoạn trích từ thư của thánh Phao-lô gửi giáo hữu Ê-phê- xiêng nói về Thiên Chúa là đấng giầu lòng xót thương, cuối cùng là Tin Mừng về các mối phúc.

P-IMG_3074

Trong bài giảng, đức hồng y Amato đã đề cập lòng mến lẫn nhau, sự nghèo khó, đức khiết tịnh, đức vâng phục, sự khiêm tốn, việc suy niệm, việc cầu nguyện, việc chay tịnh và việc yêu mến thánh giá, đây là 9 nhân đức nằm trong nội dung quy luật của sơ Maria Celesta Crostarosa (1696-1755) cho tất cả các sơ của hội Dòng Chúa Cứu Thế Chí Thánh. Các nhân đức này gắn với 9 tháng thai nhi của mỗi con người trong cung lòng mẫu thân. Các nhân đức này sau đó được sử dụng để phục hưng đời sống chúng ta và làm nảy sinh điều thiện.

Đây là những lời dạy Tin mừng có thể giúp cho gia đình, cho cộng đoàn và cho xã hội đạt đến một phẩm chất cao về đời sống nhân sinh và tin mừng: từ những con người được tạo dựng từ bụi cát, nhưng nhân sinh cao cả và được dệt thành Ki-tô- hữu.

Đức hồng y đã cho thấy rằng cuộc sống của Chân phước tỏ rõ sự kiên trì bền bỉ nhằm thực hiện ơn gọi trong việc vâng phục thánh ý Thiên Chúa, mặc dù hàng ngàn nỗi gian truân và trở ngại.

Cuối cùng, trích lại Thánh Giáo hoàng Gioan Phao-lô đệ nhị, Đức Hồng y đã liệt kê 5 đặc tính trong linh đạo của Chân phước: “tính trung tâm của việc sùng kính Ngôi lời nhập thể, Bí tích thánh thể như là nguồn mạch của mọi sự thay đổi nhân sinh, chiêm niệm để cho sự tỏa sáng và được biến đổi bởi ân sủng, đức ái huynh đệ và lòng trunh thành đòi hỏi sự cứng cáp và sự kiên định trong điều thiện”.

Thầy Hữu Hạnh,

dịch từ bài viết của soeur Chantal thuộc Dòng nữ Chúa Cứu Thế Canada

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.