Về tân Tổng thống Donald Trump: vấn đề đầu tiên ĐTC lo ngại chính là việc di cư

 

pope_francis_credit_stephen_driscoll_cna_donald_trump_credit_tinseltown_via_wwwshutterstockcom
Donald John Trump là tổng thống Mỹ thứ 45 sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 58 vào ngày 8/11/2016

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về tân Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, Đức thánh Cha Phanxicô nói ngài không muốn đánh giá về các chính trị gia, những điều mà ngài quan tâm chính là vấn đề di cư và người tị nạn.

Tại cuộc phỏng vấn tháng 11, ngài nói với Eugenio Scafari, nhà báo người Italy rằng: “Tôi không muốn đánh giá về những vấn đề liên quan tới chính trị, tôi chỉ muốn hiểu về những nỗi thống khổ, cách thức mà họ đã gây ra cho những người nghèo và những người bị loại ra bên rìa xã hội”.

Scalfari, người vô thần 92 tuổi, nhà sáng lập tờ nhật báo La Repubblica, đã nói chuyện với Đức thánh cha nhiều lần, tuy nhiên ông không ghi lại cuộc trò chuyện của mình với ngài. Vatican cũng đã nhiều lần cảnh tỉnh độc giả phải thận trọng với những điều Sclafari đã viết.

Theo Scalfari, ông đã gặp Đức thánh cha trước ngày 8.11, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, khi mà không khí bầu cử đang ở cao điểm.

Trong khi đó, Đức thánh cha Phanxico đã nói rõ quan điểm của mình về việc không đánh giá những vấn đề chính trị, điều quan tâm hàng đầu của ngài đối với thế giới đó là những người tị nạn và di cư.

“Một phần nhỏ trong số họ là Kitô hữu, nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng gì tới sự quan tâm của mọi người cần có đến những người đau khổ và khó khăn ”.

Tuy nhiên, Đức thánh cha nói rằng nhiều lần các biện pháp được đề xuất đều bị những người có thu nhập thấp và đang có nguy cơ mất việc phản đối. Sự thiếu thốn về tiền bạc là vấn đề lớn không chỉ với những người nhập cư, dân tị nạn mà còn cả những người nghèo trong xã hội. Bởi vì, “có những người nghèo tại các nước giàu cũng sợ đón nhận những người nghèo như họ. Đó là một vòng tròn sai lầm và nó phải được ngăn chặn”

ĐTC nhấn mạnh rằng chúng ta phải “phá đổ các bức tường của sự ngăn cách”, nhưng cũng cần chú ý rằng, để làm được điều này thì chúng ta cần phải xây dựng những “cầu nối”  giảm thiểu sự bất bình đẳng và tăng cường tự do, quyền lợi chính đáng của con người.

Trong một cuộc nói chuyện trước đó, Scafari cũng cáo buộc Đức thánh cha đã nói rằng phải yêu người khác hơn chính mình, thay vì nói “yêu người thân cận như chính mình”.

Điều này đã làm cho các nhà báo nói một cách bóng gió rằng, điều Đức thánh cha nói, có nghĩa là ngài thích có một xã hội bình đẳng, như tư tưởng của chủ nghĩa Mác-xít và chủ nghĩa cộng sản.

Khi được Scalfari hỏi về một xã hội kiểu chủ nghĩa Mác, Đức giáo hoàng Phanxicô, người bị cáo buộc đồng hóa Tin Mừng với chủ nghĩa Cộng Sản, đã nói rằng trong bất cứ điều gì thì người cộng sản cũng nghĩ như các Kitô hữu.

“Chúa Kitô đã nói về một xã hội, nơi mà người nghèo, người yếu đuối những người bị loại trừ có quyền quyết định. Ngài không phải là kẻ mị dân, không phải như Barabbas, nhưng là người nghèo, người đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa siêu vượt hơn tất cả. Chính họ là những con người đang cần được giúp đỡ để được bình đẳng và tự do”

Sau đó hai người chuyển sang thảo luận về cuộc gặp gỡ ngày 5.11 của Đức thánh cha Phanxicô với đại diện của các phong trào phổ biến, trong đó ngài trích dẫn lời của Martin Luther King, ngài nói ngài rất khâm phục ông ấy.

Trong triều đại giáo hoàng của ngài, ĐTC không muốn sử dụng từ “đối thủ” cho những người chống đối với Giáo hội vì ngài nói: “trong đức tin chúng ta được liên kết với nhau”.

“Trong mỗi chúng ta, khi nhìn nhận một vấn đề, mỗi người có cái nhìn và quan điểm khác nhau”.

Sr Anna, OP. (Theo CNA/EWTN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.