Tháng Mười được mời gọi để cầu nguyện cho phẩm giá của công nhân

Tại sao Đức Thánh Cha lại mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho phẩm giá của người lao động vào tháng Mười này?

Trong tháng Mười, ngài đã cảnh báo với mọi người về những hệ quả của việc thất nghiệp và kêu mời Ki-tô hữu cầu nguyện về cơ hội việc làm, nhân phẩm và sự tôn trọng người lao động nơi họ làm việc.

Việc tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gần đây tại Âu Châu là điều đáng lo ngại thì tình hình này còn bi quan hơn nữa tại các châu lục khác trên thế giới. Bởi, trẻ em và phụ nữ ở các quốc gia nghèo là nạn nhân của bọn buôn bán người và bóc lột.

Một vài ví dụ gồm Châu Phi, với Gambia có tỉ lệ thất nghiệp 26,69% và Lesotho là 27%. Các nước ở châu Âu đang dần thụt lùi phía sau như Macedonia với tỉ lệ là 26,7%, Hy Lạp là gần 24% và Tây Ban Nha là 19,45%.

ĐTC đã từng lên tiếng về vấn nạn thất nghiệp bởi nó tước lấy nhân phẩm của họ. Tuy nhiên, khi ở Genoa, ngài đã lên án vấn đề làm việc quá sức, ngay cả khi họ được trả lương cao. Ngài nói rằng, điều này làm cản trở sự thăng tiến đời sống gia đình của công nhân.

“Nghịch lý trong xã hội chúng ta là số người muốn làm việc ngày càng tăng lên và thất bại, còn số khác thì làm việc quá nhiều, muốn giảm lượng công việc xuống thì chẳng thể vì họ đã bị công ty “mua” mất rồi!”.

Mặc dù điều này có thể làm cho vài người phản ứng nhưng ĐTC Phanxico không phải là kẻ thù của giới doanh nhân. Ngài chỉ lên án việc lạm dụng, ngược đãi công nhân và đưa ra lời khuyên cho họ.

Ngài nói: “Ngày kia, có một nhà quản lý nói chuyện với tôi, ông đã rất chân thành như những gì ông thể hiện. Ông ta đã kiếm ra tiền như đúng khả năng có thể và ông ta chẳng hề lợi dụng bất cứ ai. “Mỗi khi chúng tôi ngồi xuống bàn đàm phán, tôi biết rằng tôi phải đánh đổi một vài điều để mọi người có thể hưởng lợi”. Một triết lý trong kinh doanh! Khi ông ta đàm phán, ông luôn phải mất, nhưng mọi người lại được”.

ĐTC thường nói về việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Ngài cũng nói đến vấn đề xung bi kịch cá nhân dẫn đến việc thiếu hụt trong lao động và sự bóc lột ngày càng tăng, và hậu quả của họ đối với toàn xã hội. Trên hết, ông tố cáo mô hình kinh tế hiện đang tập trung nhiều vào việc tìm kiếm lợi nhuận hơn là lợi ích chung.

An Nhiên

(Nguồn: Rome Reports)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.