Pakistan: Cô giáo là Ki-tô hữu duy nhất tại trường công Lahore nghỉ hưu

Aster Tariq đã công tác tại trường  cấp 3 nữ sinh Kinnaird ở Lahore trong 18 năm. Trong nhiều năm, cô đã tạo được sự ái mộ từ đồng nghiệp người Hồi giáo. Những năm 70 của thế kỷ 20, khi thủ tướng Bhutto đã quốc hữu hóa tất cả các trường học và áp đặt giáo huấn bắt buộc của đạo Hồi tại nước này.

Sau 18 năm giảng dạy, cô giáo người Ki-tô hữu duy nhất tại Punjab đã nghỉ hưu. Cô bắt đầu dạy năm 1999 cho hàng ngàn nữ sinh.

Qua nhiều năm, cô đã tạo được sự tin tưởng, tôn trọng từ đồng nghiệp người Hồi giáo. Họ đã tổ chức một bữa tiệc chia tay cảm ơn cô vì sự đóng góp quý báu của cô cho giáo dục tinhr nhà.

Hiệu trưởng Rizawana Khalil nói: “Sau nhiều năm hợp tác, tôi không biết làm thế nào để nói lời tạm biệt với người phụ nữ, không chỉ là một cán bộ giáo viên trong trường mà còn là một người bạn thân mến”.

“Khi Aster tuyên bố cô sẽ nghỉ hưu, nhiều bậc phụ huynh đã xin tôi không để cô ấy đi. Họ muốn con cái của họ tiếp tục theo học cô ấy. Điều này cho thấy tình yêu và sự tôn trọng mà mọi người dành cho cô trong nhiều năm qua”, bà Khalil nói.

“Giáo viên như cô Aster là một món quá từ Thiên Chúa”, bà chia sẻ thêm. “Cô ấy là một kho báu cho trường của chúng tôi và tôi hy vọng rằng các giáo viên khác giờ đây có thể đón nhận di sản của cô ấy và mang nó bước tiếp với sự tôn trọng, lòng mến”.

Bà Tariq đã dạy các khóa học Cựu Ước và Tân Ước từ lớp đầu tiên đến lớp thứ tám. Trường hợp của cô là một điểm đặc biệt tại đất nước Pakistan.

Vào những năm 1970, Thủ tướng Zulfiqar Ali Bhutto đã quốc hữu hóa tất cả các trường học, kể các các trường Ki-tô giáo. Các khóa học của cộng đồng Ki-tô giáo được thay thế bằng chương trình giáo dục bắt buộc của Hồi giáo, ngay cả đối với các nhóm thiểu số.

Khi Aster được trường Lahore tuyển dụng, cô yêu cầu hiệu trưởng được phép giảng dạy Ki-tô giáo cho học sinh theo đạo. Hiệu trưởng đồng ý. Đôi với việc này, cô Tariq đã bày tỏ lòng “cảm ơn” với bà.

“Sẽ chẳng có gì nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình của hiệu trưởng”, cô giảo thích. “Tôi cũng biết ơn tất cả những sinh viên và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ tôi. Tôi rời khỏi ngôi trường này, nơi đã cho tôi là tôi, sự tôn trọng và cả phẩm giá nữa”.

Sau cùng, “Tôi hy vọng bất cứ ai theo sau tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc này. Tôi mong một ngày nào đó trong tất cả các trường học ở Pakistan, học sinh sẽ được phép tìm hiểu về đức tin của chúng, với sự công bình như nhau”.

Nhiên

(Nguồn: Asianews.it)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.