Đức Giáo hoàng xin tha thứ vì vai trò của Giáo hội trong vụ diệt chủng ở Rwanda

Pope Francis accepts a gift from Rwandan President Paul Kagame during a private meeting at the Vatican.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhận quà từ Tổng thống Rwandan trong cuộc gặp riêng ở Vatican.

Thái Hà (01.04.2017) – Đức Giáo hoàng Francis hôm 20/3 đã cầu xin sự tha thứ vì “những tội lỗi và sai lầm của Giáo hội cũng như các thành viên của Giáo Hội” trong cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994. Đức Phanxicô cũng nói với tổng thống Rwanda rằng ngài hy vọng lời xin lỗi của ngài sẽ giúp đất nước này được chữa lành.

Trong một tuyên bố bất ngờ sau cuộc gặp giữa Giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Rwanda Paul Kagame, Vatican thừa nhận lỗi lầm của Giáo hội, cũng như một số linh mục Công giáo và nữ tu “đã không chống lại cơn cám dỗ của hận thù và bạo lực, phản bội sứ mệnh truyền bá Phúc âm của họ” qua việc tham gia vào cuộc diệt chủng.

Trong cuộc diệt chủng kéo dài 100 ngày, hơn 800.000 người thuộc bộ tộc Tutsi và Hutơ đã bị các phần tử cực đoan Hutu giết hại. Nhiều người trong số các nạn nhân bị giết dưới tay của các linh mục, nữ tu, theo tường thuật của những người sống sót sau vụ việc. Chính phủ Rwanda cho biết, nhiều người đã chết trong các nhà thờ nơi họ tìm chỗ ẩn náu.

Trong cuộc gặp kéo dài 25 phút ở Điện Tông Tòa, Đức Giáo Hoàng “đã cầu xin một lần nữa sự tha thứ của Thiên Chúa, vì những tội lỗi và sai lầm của Giáo hội cũng như các thành viên trong Giáo Hội.”

Đức Giáo Hoàng “mong rằng việc ngài khiêm tốn thừa nhận những sai lầm trong quá khứ, thứ đã làm biến dạng khuôn mặt của Giáo hội, có thể xoa dịu những ký ức đau đớn trong quá khứ, tái lập lại niềm tin và hướng về một tương lai hòa bình.”

Photos of victims of the 1994 Rwandan Genocide hang in the Kigali Genocide Memorial in Kigali, Rwanda
Ảnh các nạn nhân bị diệt chủng năm 1994.

Chính phủ Rwanda từ lâu đã thúc giục Giáo hội xin lỗi vì sự đồng lõa trong cuộc diệt chủng, nhưng cả Vatican lẫn Giáo hội địa phương đều miễn cưỡng làm như vậy. Giáo hội từ lâu nói rằng, các quan chức Giáo hội đã phạm tội một cách riêng lẻ.

Năm 1996, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II từ chối nhận trách nhiệm của Giáo Hội cho những gì đã xảy ra ở Rwanda. Ngài nói trong một bức thư gửi các giám mục Rwanda rằng: “Chính Giáo Hội không thể chịu trách nhiệm về những tội lỗi của các thành viên đã hành động chống lại luật Phúc âm”. Tuy nhiên, bốn năm sau, ngài đưa ra một lời xin lỗi chung cho một loạt những lỗi lầm và tội ác của Công giáo trong lịch sử 2.000 năm của mình.

Dưới áp lực của chính phủ, các giám mục Công giáo Rwanda hồi năm ngoái đã xin lỗi vì “tất cả những sai lầm mà Giáo hội đã gây ra”.

Chính phủ khi ấy đã bác bỏ lời xin lỗi không tương xứng ấy. Trong cuộc đối thoại hàng năm của Rwanda hồi tháng 12, Tổng thống Kagame nói ông không hiểu tại sao Giáo hội lại miễn cưỡng xin lỗi vì tội diệt chủng, trong khi các vị giáo hoàng lại xin lỗi vì những tội ác ít nghiêm trọng hơn.

Kagame nói vào thời điểm đó: “Tôi không hiểu tại sao Đức giáo hoàng xin lỗi vì các tội phạm tình dục, dù đó là ở Mỹ, Ailen hay Úc, nhưng không thể xin lỗi vì vai trò của Giáo hội trong cuộc diệt chủng đã xảy ra ở đây”.

Hôm thứ Hai, chính phủ Rwanda đã gọi cuộc gặp giữa Đức giáo hoàng Phanxicô và Tổng thống Kagame là “một bước tiến tích cực.”

Ngoại trưởng Louise Mushikiwabo nói: “Tinh thầnh đặc trưng của cuộc gặp là sự cởi mở và tôn trọng lẫn nhau. Nó cho phép chúng ta xây dựng một cơ sở vững chắc để phục hồi sự hòa hợp giữa Rwandans và Giáo hội Công giáo.”

Tuy nhiên, Mushikiwabo lặp lại cáo buộc rằng ngay cả trước năm 1994, các tổ chức Công giáo đã chia rẽ người Rwanda và “đặt nền tảng tri thức cho hệ tư tưởng diệt chủng.”

“Ngày nay, việc chối bỏ nạn diệt chủng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh bởi một số nhóm trong Giáo hội, và các nghi phạm diệt chủng đã tránh được công lý nhờ các khiên đỡ bên trong các tổ chức Công giáo.”

Phương Mai dịch từ AP

One comment

  1. Kito giáo phản hốc, phản dân tộ và là giáo hội xoẹt chủng loài ngườit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.