Đức Thánh Cha đang thăm ‘đất nước bị lãng quên’ Armenia

Thái Hà (25.06.2016) – Vatican Insider – Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt chân đến một quốc gia bị lãng quên – Armenia – trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 14 của mình.

Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo, và hiện vẫn đang bị nghiền nát bởi bóng tối của quá khứ khủng khiếp, tức vụ sát hại có hệ thống hơn 1,5 triệu người do bàn tay của người Thổ Nhĩ Kỳ cách đây một trăm năm.

Thậm chí ngày nay, nguy hiểm vẫn loanh quanh đâu đó, vì những căng thẳng vẫn tồn tại trên biên giới của quốc với Thổ Nhĩ Kỳ và với Azerbaijan. Vùng Nagorno-Karabakh (với người Armenia chiếm phần lớn tại đây) vẫn là chủ đề cho cuộc tranh chấp chưa được giải quyết giữa Armenia và Azerbaijan. Đó là cũng chính là lý do một nửa ngân sách Amernia được dùng cho Bộ Quốc phòng và việc trang bị vũ khí nhằm bảo vệ biên giới. Đất nước này hiện tại cũng đang phải chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tình bạn giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với người dân Armenia đã tồn tại từ lâu: cộng đồng người Armenia ở Argentina đã nhận được sự ủng hộ từ lâu của Đức Tổng Giám mục của Buenos Aires (hiện giờ là Đức Thánh Cha).

Mục đích chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến quốc gia là vì đại kết: ngài muốn thể hiện sự gần gũi và hợp tác với Giáo Hội Armenia Tông truyền do Đức Catholicos Karekin II lãnh đạo. Thực tế là Đức Thánh Cha đã được mời đến ở trong Dinh Tông tòa Etchmiadzin, tương đương với Vatican của Armenia. Đức Phanxicô sẽ ở ba ngày hai đêm tại Dinh thự của Đức Karekin II, như Đức Gioan Phaolô II đã từng làm trong chuyến thăm của ngài cách đây 15 năm.

Một trong những sự kiện mang nhiều cảm xúc nhất của chuyến đi chắc chắn là chuyến thăm của Đức Thánh Cha tới Đài tưởng niệm Tzitzernakaberd vào sáng thứ Bảy. Đây là nơi tưởng nhớ biến cố “Sự Dữ Lớn” (Great Evil), tức vụ diệt chủng người Armenia vào năm 1915.

Tháng Tư năm 2015, Đức Phanxicô đã quyết định tưởng nhớ vụ thảm sát này trong một buổi lễ tại Đền thờ thánh Phêrô. Nhân dịp đó – mặc dù ngài chỉ trích dẫn lại tuyên bố chung được Đức Gioan Phaolô II và Đức Karekin II ký kết năm 2001 – để mô tả đây là “cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20”. Tuy nhiên, những lời này làm dấy lên những căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ. Không giống như Đức Gioan Phaolô II, Đức Benedict XVI đã không bao giờ sử dụng từ “diệt chủng”.

Trước đây có những tuyên bố rằng Đức Phanxicô ký kết với Đức Karekin II một tuyên bố chung vào hôm Chúa nhật, vào cuối chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên vài ngày trước, phát ngôn viên của Vatican, cha Federico Lombardi nói sự kiện trên chưa có trong chương trình nghị sự. Dường như các bên không thể thống nhất về thuật ngữ dùng để chỉ biến cố “Sự Dữ Lớn”.

Giới chức trách Armenia đã hy vọng về một lời lên án thẳng thừng, trước sự phủ nhận của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc diệt chủng. Tuy nhiên với tất cả những gì đang xảy ra ở Trung Đông vào thời điểm này, có lẽ Đức Phanxicô sẽ không thêm dầu vào lửa: chuyến đi lần này có tính chất tôn giáo, không chính trị. Vụ thảm sát người Armenia sẽ được kỷ niệm đầu tiên và trước hết bằng lời cầu nguyện.

Bài nhận định của Andrea Tornielli trên Vatican Insider

Đức Thiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.