Nguồn: Tin Mừng cho Người Nghèo
Đức Thánh Cha Phanxicô vào hôm Chúa Nhật 15.11 đã tái mạnh mẽ lên án các hành động khủng bố tại Paris khiến cho 129 người chết và hàng trăm người khác bị thương.
Trước đó, ngài đưa ra bài huấn dụ dựa trên các bài đọc của Chúa Nhật áp chót năm phụng vụ, nói về ngày tận thế và về thời thế mạt của vương quốc Thiên Chúa.
Nói với khách hành hương quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô rằng, ngài bày tỏ nỗi đớn đâu sâu thẳm của ngài đối với tổng thống và mọi công dân của Cộng Hòa Pháp. Tôi đặc biệt gần gũi gia đình những người đã mất mạng sống và những người thương vong. Biết bao nhiêu dã man khiến cho chúng ta kinh hoàng, và người ta tự hỏi làm sao trái tim con người lại có thể nghĩ ra và thực hiện các biến cố kinh khủng như thế, không chỉ gây kinh hoàng cho nước Pháp mà còn cả thế giới nữa.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ‘cách bạo lực và sự thù ghét không giải quyết được các vấn đề của nhân loại’ và việc dùng danh của Thiên Chúa để biện minh cho con đường này là tội phạm thượng.
Đức Thánh Cha mời gọi tất cả mọi người hiệp nhất với lời cầu nguyện, phó thác cho lòng thương xót Chúa các nạn nhân không được bênh đỡ của thảm cảnh này. Xin trao những người này cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của lòng thương xót, xin Mẹ hãy khơi lên trong con tim của chúng ta ơn khôn ngoan và hòa bình.
Trước đó, Đức Thánh Cha cho biết mục đích cuối cùng của đời sống Kitô hữu trên mặt đất này là cuộc gặp gỡ với Chúa Phục sinh.
Đức Thánh Cha đã hỏi các tín hữu quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô rằng: “Bao nhiêu người trong anh chị em nghĩ về điều này?” Vấn đề không phải là như những dấu hiệu cảnh báo trong sách Khải huyền về việc kết thúc thế giới này sẽ xảy ra, nhưng liệu chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ đó chưa. Tương tự như vậy, vấn đề không phải là cách kết thúc của thế giới này sẽ xảy ra, nhưng cách chúng ta chờ đợi giờ phút ấy xảy ra như thế nào.
Chúng ta được mời gọi sống giây phút hiện tại này, đó là xây dựng tương lai với sự thanh thản, tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa. Chứng tá cho niềm hy vọng là nhân đức khó khăn nhất trong đời sống, nhưng nó cũng diễn tả mạnh nhất khuôn mặt của Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu không chỉ là điểm đến cuối cùng của cuộc lữ hành của chúng tôi trên trái đất, nhưng Ngài cũng có hiện diện trong cuộc sống hàng ngày với chúng ta, đồng hành cùng chúng ta và cứu chúng ta ra khỏi các tiên tri giả và tư tưởng về định mệnh.
Đức Thánh Cha hỏi các du khách hiện diện rằng: có bao nhiêu người trong anh chị em tin vào lá số tử vi của mình, và Đức Thánh Cha khuyên rằng tốt hơn nhiều khi trập trung vào Chúa Giêsu, qua Lời của Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta và luôn ở với chúng ta.
GNsP