Giáo hội Thái Lan chống lại nạn buôn người và bạo hành nữ giới

VRNs (03.12.2013) -Sài Gòn- theo CNA – Giáo Hội ở Thái Lan đã kỷ niệm ngày Quốc tế xóa nạn bạo lực phụ nữ ngày 25 tháng 11 vừa qua với một cuộc hội thảo nhằm giúp thiết lập mạng lưới với mục đích chấm dứt nạn buôn người và những hình thức bạo lực tình dục khác ở đất nước chùa tháp này.

Các giám mục Thái Lan mở cuộc hội thảo vào ngày 22 tháng 11 tại Hội trường Xavier ở Bangkok, thu hút hơn 200 tham dự viên, bao gồm các nữ tu, giáo dân, nữ tu hội đời, nhân viên mục vụ, giáo viên và học sinh.

Cuộc hội thảo thường niên này được tổ chức bởi hiệp hội Caritas Thailand, và Talitha Kum- mạng lưới quốc tế về đời sống thánh hiến chống lại nạn buôn người, và Ủy ban Nhân quyền quốc gia. Nhằm kêu gọi hành động và mạng lưới hợp tác để chấm dứt nạn phân biệt và bạo lực với phụ nữ trên khắp nước Thái Lan.

Đức Ông Vissanu Thanya Annan, Tổng thư ký Hội Đồng giám mục Thái Lan, nói trong cuộc họp là “Phụ nữ không phải nô lệ hay hàng hóa buôn bán.” Ngài nói, các giám mục quan tâm sâu sắc đến vấn đề này và rằng họ không ngừng thúc đẩy sứ mạng của Giáo Hội là “giáo dục, bảo vệ và ủng hộ quyền lợi và phẩm giá con người, đặc biệt là của phụ nữ và người nghèo.”

Đức Ông Vissanu đã nhắc lại lời kêu gọi liên lỉ của ĐTC Phanxicô trong tinh thần đoàn kết hướng đến người nghèo và nạn nhân các vụ bạo hành.

Theo nữ tu Franciose Champen Jiranonda, Dòng Thánh Phaolô, chủ tịch hội Talita Kum Thái Lan cho biết “hội thảo nhằm thúc đẩy hợp tác giữa mạng lưới với các tổ chức nhà nước và tư nhân, với các lãnh đạo tôn giáo, và với công dân trong nỗ lực chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.”

Nữ tu Franciose cũng hướng sự chú ý vào sự đóng góp của các tôn giáo bạn, mà Kinh thánh của họ dạy về sự yêu thương và không bạo lực. Các tôn giáo cho thấy họ muốn thay đổi cách nhìn của người Thái nhằm xây dựng một xã hội không còn bạo lực.

Hội thảo phản ánh nạn bóc lột và hành vi bạo lực gia đình đối phụ nữ vẫn còn là hành vi khá phổ biến ở Thái Lan. TÌnh trạng bị ép buộc, cảm giác lỗi tội và sợ hãi cũng như nhiều trường hợp khác chưa được báo cáo đã khiến các nạn nhân của nạn bạo hành trở nên ác cảm và kỳ thị xã hội. Các nạn nhân này cũng không nhận được sự giúp đỡ và bảo vệ cách hiệu quả từ phía các cơ quan công quyền.

Theo văn phòng Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, thách thức trong việc đạt tới sự bình đẳng và tăng nữ quyền ở Thái Lan vẫn còn nằm trong thái độ và tư tưởng truyền thống, vốn tạo tiền đề cho bạo lực gia đình và bạo hành phụ nữ.

Việc tham gia của phụ nữ vào bộ máy chính trị và những vị trí mà họ có thể đưa ra quyết định là điều hiếm thấy. Bên cạnh đó các vấn nạn như phân biệt đối xử, mối nguy hiểm và đe dọa đối phụ nữ nông thôn và dân tộc thiểu số, tỷ lệ nhiễm HIV, nạn buôn người và bóc lột phụ nữ cũng còn là điều nhức nhối.

Cùng trao đổi với các tham dự viên trong buổi hội thảo, Tiến sĩ Amara Phongsapich, chủ tịch Ủy ban Nhân Quyền quốc gia Thái Lan cho hay “chiến dịch chống lại bạo lực phải là một trận chiến không ngừng nhằm đem lại sự biến đổi và công bằng xã hội.” Bà cũng gợi lại việc đất nước chứng kiến hàng loạt trường hợp bạo lực phụ nữ và trẻ em trong những năm vừa qua.

Những lời chứng từ phía các nữ nạn nhân của tình trạng bạo hành trong cuộc hôi thảo đã minh chứng rằng các nạn nhân ở Thái Lan thiếu sự bảo vệ, và việc thiếu dịnh vụ chuyên biệt cho các nạn nhân bạo hành cũng như công tác đào tạo các cộng tác viên chuyên môn đang là vấn đề cấp thiết.

Một đại tá thuộc lực lượng vũ trang Thái, ông Kanokwan Srichaiya, đã có phiên thực hành về phương pháp phòng vệ an toàn, nhằm giúp phụ nữ tự vệ trước các trường hợp tấn công và cướp giật.

Đức Ông Vissanu chia sẻ với CNA thêm rằng “Giáo Hội Công giáo ở Thái Lan vẫn không ngừng nỗ lực việc tìm kiếm các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến con người và gia đình.” Thêm vào đó “vấn đề phát huy và bảo tồn món quà là mạng sống và phẩm giá con người được xem như là cốt lõi của giáo huấn Công giáo. Điều quan trọng là gây ấn tượng cho quan chức các cấp về tầm quan trọng của hành động bảo vệ nhân quyền thông qua luật pháp cũng như tầm quan trọng trong việc thúc đẩy giáo dục.”

Pv. VRNs

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.