Giáo Hội và Cuba đang đàm phán để tìm tư cách pháp nhân cho Giáo Hội

Ở Cuba, các cuộc thảo luận đã bắt đầu để xác định tư cách pháp nhân cho Giáo Hội như một tổ chức. Bài viết của LUIS BADILLA trên Vatican Insider

Thái Hà (14.05.2016) – Một quá trình rất kín đáo đã được khởi động ở thủ đô Havana của Cuba, có thể quá trình sẽ kéo dài và mục đích là tiến tới việc định nghĩa tư cách pháp lý cho Giáo hội Công giáo ở Cuba [1]. Một vài tuần trước, đoàn đại biểu đại diện cho chính phủ và hàng giám mục đã chính thức gặp mặt để khởi động các cuộc đàm phán. Khi các cuộc thảo luận phức tạp này kết thúc, họ sẽ đặt Giáo hội Cuba trong một khuôn khổ pháp lý rõ ràng mà còn thiếu kể từ chiến thắng của “cuộc cách mạng” Fidel Castro vào năm 1959.

Raúl Castro, năm nay 85 tuổi, là một người ủng hộ trung thành của các cuộc đàm phán này, điều mà Đức Giáo Hoàng và các giám mục của đảo quốc cũng mạnh mẽ ủng hộ. Raúl Castro, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng từ 24/2/2008 cũng như là Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản Cuba từ năm 2011, sẽ kết thúc của nhiệm kỳ thứ hai của mình vào ngày 28/2/2018. Trong lần tái đắc cử vào tháng 2/2013, nhà lãnh đạo này đã nhấn mạnh ý định của mình và lặp đi lặp lại vào nhiều dịp: “Tôi không muốn được tái đắc cử lần thứ ba. Vào năm 2018 tôi thoái vị”.

Khung thời gian 22 tháng
Có thể là Chủ tịch Castro muốn kết thúc các cuộc đàm phán với Giáo hội Cuba, và một cách gián tiếp là với Tòa Thánh do Đức cha Khâm sứ Cha Giorgio Lingua đại diện, trong vòng 22 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông. Đó sẽ là một thành công lớn của ông, cùng với những vấn đề nổi bật khác như tiến trình cải cách sâu sắc một số lĩnh vực, đặc biệt là tài chính, thuế, kinh tế-xã hội và thị trường lao động.

Thành công đó sẽ thêm vào bước ngoặt trong chính trường quốc tế khi Castro – vào ngày 14/ 12/2015, cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama – tuyên bố việc khởi đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington. Tiến trình này sẽ không đứt quãng, dù cho có trở ngại lớn nhất là lệnh cấm vận của Mỹ – một di sản của hơn nửa thế kỷ thù địch và căng thẳng song phương giữa hai nước – vẫn chưa được Quốc hội Mỹ loại bỏ hoàn toàn.

Những cử chỉ mang tính lịch sử
Tại một thời điểm nào đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tham gia – theo yêu cầu của cả hai nước – trong các cuộc đàm phán kéo dài và bí mật giữa Havana và Washington, được bắt đầu ở Haiti năm 2010 và được tiết lộ cách đây khoảng 16 tháng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi hai lá thư, một cho Castro và một cho Obama. Giữa tháng 10 và 11/2014, Vatican và Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, Đức Hồng-y Pietro Parolin chủ trì cho các đoàn đại biểu trong việc ký kết sơ bộ của “Hiệp định” cuối cùng.

Điều này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt, mà còn thiết lập một mối quan hệ tin cậy lẫn nhau sâu sắc giữa Cuba và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng như giữa Đức Giáo Hoàng và Chủ tịch Castro. Hai cử chỉ lịch sử trên đã được thực hiện chỉ trong một khoảng thời gian ngắn: Raúl Castro đến thăm Đức Giáo Hoàng tại Vatican ngày 10/5/2015, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Cuba từ ngày 19 – 22/9/2015. Chuyến thăm này đã được thêm vào lịch trình vào phút chót, trong kế hoạch thăm Mỹ, Liên hiệp quốc và Hội nghị Gia đình thế giới lần 8 ở Philadelphia.

Đức Giáo Hoàng đã trở lại Havana, Cuba vào ngày 12/2/2016 trong thời kỳ chín muồi. Nhân dịp này, ngài đã trở lại và ôm lấy người anh em của ngài là Kirill, Đức Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Nga, người mà ngài đã ký một tuyên bố chung.

Các nghĩa vụ và quyền hạn
Trong tất cả những động thái này, cũng như các động thái trước đó (của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo hoàng Benedict XVI) mà không thể bị quên lãng hay bị đánh giá thấp, luôn tồn tại một nhu cầu là phải có khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Cuba. Đức Thánh Cha Phanxicô đã làm mới lời kêu gọi này và cho rằng một tình trạng pháp-lý (có sự đồng thuận của hai bên) sẽ là cực kỳ có lợi cho dân tộc Cuba cũng như cộng đồng Công giáo địa phương. Giáo Hội Cuba là tự do và tự do thờ phượng được bảo đảm bởi Hiến pháp vì vậy câu hỏi về tư-cách pháp lý không có gì liên-quan tới những khía cạnh thiết yếu này.

Vấn đề cơ bản là thiếu sự công nhận pháp lý xác lập các nghĩa vụ và quyền hạn. Bất kỳ tác-động mang tính quan liêu hoặc hành chính nào gây cản trở hoặc làm hỏng hoạt-động loan báo Tin Mừng của Giáo Hội thì cần phải được loại bỏ.

Có rất nhiều thách thức phía trước, dù cho rất có khả năng thỏa thuận đã đạt được, nhưng còn rất nhiều việc phải làm, thí dụ, quyền thiết lập các tờ báo và truyền thông Công giáo của Giáo hội (bên cạnh các tờ báo và trang mạng của giáo xứ), giáo dục Công giáo trong các trường học, trường đại học, nhà tù hoặc các tổ chức dân sự địa phương và trung gian.

Giáo Hội Công Giáo trong đất nước Cuba đang chuyển đổi
Không phải hai bên đang thương lượng về một thỏa thuận. Cuba không muốn điều này và Toà Thánh cũng vậy. Những gì đang được đàm phán là một hiệp định pháp lý tạo khuôn khổ cho hoạt động, giống như Vatican đã ký kết với một số quốc gia khác như Palestine, một hiệp định về “những khía cạnh thiết yếu của đời sống và hoạt động của Giáo Hội”, có hiệu lực từ ngày 2/1.

Thỏa thuận tiềm năng cũng sẽ xét đến hiến pháp độc nhất của Cuba, vốn đang trong quá trình chuyển đổi, với những cải cách đang làm thay đổi đáng kể bản chất của một hệ thống, mà theo giới lãnh đạo của cuộc Cách mạng Cuba, là phải giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa, nhưng tăng cường và “cập nhật” bằng cách thêm vào các nguyên tắc kinh tế thị trường một cách mạnh mẽ. Ngay trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha hồi tháng 9/2015, tờ báo Granma[2] đã công bố một thông điệp chào đón Đức Giáo Hoàng, trong đó có viết: đất nước “được đắm mình trong quá trình cập nhật mô hình kinh tế-xã hội, cam kết bảo vệ chủ quyền quốc gia, việc bảo tồn thành tựu xã hội của chúng ta, và đạt được phúc lợi lớn hơn cho tất cả mọi người dân, không trừ ai.”

Thách thức nhạy cảm nhất mà Giáo Hội phải đối mặt là: tìm được – trong hệ thống này – một không gian pháp lý và hoạt động cần thiết để đảm bảo sự cùng tồn tại, mà tha-thiết tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của các bên liên quan. Chính phủ và thể chế chính trị không phải cảm thấy bị đe dọa bởi Giáo hội, ngay cả khi Giáo hội chỉ trích chính phủ như đã làm nhiều lần trong quá khứ. Giáo Hội không phải chịu gánh nặng của các đè-nén hay kiểm-soát mang tính quan liêu và hành chính, thứ đã bóp nghẹt sự tăng trưởng quá lâu và biến cộng đồng Công giáo địa phương thành một “Giáo Hội làm kiểng”.

J.L.
Nguồn:
http://www.lastampa.it/…/havana-negotiations-be…/pagina.html

[1]Đức Tổng Giám Mục hiện tại Havana, Đức Hồng Y Jaime Ortega, không nằm trong thành phần của đoàn giám mục và có thể có một lời giải thích quan trọng cho điều này: sự đề cử còn chưa rõ về một người kế nhiệm. Đức Hồng Y Ortega sẽ bước sang tuổi 80 vào ngày 18 tháng 10 năm nay.

[2] Granma, tờ báo của Đảng Cộng Sản Cuba: http://en.granma.cu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.