
Thái Hà (10.11.2016) – Đức Hồng y Joseph Zen, vị giáo sĩ cao cấp nhất của Trung Quốc, tin rằng việc Vatican vội vã tiếp cận TQ là một sai lầm lớn.
Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Giáo hội Công giáo có thể đã đi đến một thỏa thuận ngoại giao mang tính bước ngoặt với chính phủ Trung Quốc (TQ), sau 65 năm mâu thuẫn và bách hại.
Một thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh – trong đó Vatican sẽ công nhận một số giám mục do nhà nước bổ nhiệm – được báo cáo là đã gần đạt được. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Đức Hồng Y Zen gọi kế hoạch là “không thể chấp nhận” và là động thái “đầu hàng”.
Hiệp hội Công giáo Yêu nước TQ (CCPA) được thành lập dưới thời Mao Trạch Đông, và do nhà nước vận hành nhằm thay thế Giáo hội Công giáo. Từ đó Giáo hội trung thành với Rôma bị đẩy vào tình thế hoạt động ngầm, chịu bách hại và thường xuyên bị đàn áp.
Vatican từ lâu đối đầu với CCPA và xem các giám mục CCPA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, Vatican có thể sớm công nhận 4 giám mục do CCPA bổ nhiệm mà không có phép của Đức Giáo Hoàng, như một phần của một thỏa thuận ngoại giao.
Đức Hồng Y Zen dẫn lời Đức Giáo Hoàng Benedict XVI viết vào năm 2007 cho biết, Giáo hội do nhà nước vận hành CCPA là “không phù hợp với giáo lý Công giáo. Thẩm quyền bổ nhiệm các giám mục của Đức Giáo Hoàng, được trao cho Giáo hội bởi chính người sáng lập nó là Chúa Giêsu Kitô. Quyền đó không phải là tài sản của các giáo Hoàng, và giáo Hoàng cũng không thể trao nó cho người khác.”
Trong khi những người ủng hộ nói rằng thỏa thuận giữa Vatican và TQ sẽ giúp cải thiện đời sống của hàng triệu người Công giáo “ngầm”, và sẽ mở rộng việc truyền giáo tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Thì Đức Hồng Y Zen nhận định, việc làm này sẽ hy sinh những nguyên tắc của giáo hội, bỏ rơi các tín hữu, làm suy yếu sự truyền giáo và khiến tình trạng đàn áp tồi tệ hơn.
“Tôi xin lỗi khi nói rằng, tuy có thiện chí nhưng ngài [Đức Thánh Cha] đã làm nhiều điều vô lý”, Đức Hồng Y Zen nói, bao gồm cả cách tiếp cận với TQ, Cuba và các nước cộng sản khác, ngài đã nhượng bộ và gây tổn hại tới vấn đề nhân quyền. Nhưng ngài vẫn là giáo hoàng, vì vậy ngay cả khi ngài ký một thỏa thuận tồi tệ thì Đức Hồng Y Zen cho biết ông sẽ không phản đối một khi nó được thực thi.
Theo dự thảo thỏa thuận giữa hai bên, các tân giám mục TQ sẽ do các giáo sĩ địa phương lựa chọn, và Đức Giáo Hoàng sẽ là người quyết định cuối cùng.
Nhưng Đức Hồng y (ĐHY) Zen nói, việc Roma sẽ phải cam kết chỉ công nhận các đề cử giám mục, là những giáo sĩ chiến thắng vòng đề cử do hội đồng các giám mục thuộc CCPA vận hành. Điều này sẽ khiến giáo hội “hoàn toàn phụ thuộc vào một chính phủ vô thần,” và cũng có thể nó đòi hỏi Vatican phải cắt đứt quan hệ với giáo hội ngầm.
Cũng theo ĐHY, chỉ có người không biết gì về cộng sản, mới có thể nghĩ rằng các đề cử giám mục do chính phủ gửi đến Roma sẽ không bị cưỡng chế.
ĐHY Zen nói tiếp: “Với các giám mục giả, bạn đang phá hủy giáo hội.”
Mặc các giám mục do nhà nước hậu thuẫn nói chung là “những người tuyệt vời” và “rất trung thành với Giáo Hội,” nhưng họ không khác gì là “nô lệ” và “con rối”.
Từng giảng dạy tại các chủng viện TQ từ 1989-1996, ĐHY nhắc lại việc các giám mục nhà nước không thể gặp nhau, thậm chí là không thể gọi đi quốc tế mà không có sự giám sát của chính phủ (without government bosses present.).
ĐHY giải thích, đó là những gì đã xảy ra gần giống với ở Hungary và các vệ tinh của Liên Xô trong những năm 1970, sau khi Roma thực hiện chính sác Ostpolitik (“Chính sách Phương Đông”) nhằm hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản. “Các giáo hội ở những nước này sống sót không phải do chính sách ngoại giao của Vatican, nhưng nhờ đức tin không lay chuyển của các tín hữu!”
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thực sự hiểu cộng sản. Ngài chỉ biết những người cộng sản bị chính phủ [độc tài quân sự Argentina] giết hại, chứ không biết chính phủ cộng sản đã giết hàng ngàn và hàng trăm ngàn người.”
Đức Hồng Y Zen cũng nói với các tín hữu rằng, nếu Giáo Hội ngầm trong khu vực của họ bị thay thế bởi CCPA, thì họ chỉ nên cầu nguyện ở nhà. Ngài cũng cảnh báo họ chống lại cám dỗ ly khai, và ngay cả khi Đức Giáo Hoàng ký thỏa thuận thì họ cũng không nên nổi loạn chống lại ngài.
Đức Thiện lược dịch từ Catholic Heral và WSJ
http://www.wsj.com/articles/the-vaticans-illusions-about-chinese-communism-1478215875