“Tôn giáo vì Hòa bình” cam kết đưa ra những hành động cụ thể vì thiện ích chung của nhân loại

Hội nghị “Tôn giáo vì Hòa bình” lần thứ 10, cuộc tụ họp đa tôn giáo và tiêu biểu nhất thế giới quy tụ các cộng đồng tôn giáo, đã bế mạc hôm thứ Sáu 23/8 tại thị trấn Lindau của Đức, với việc các tham dự viên tham gia hội nghị tự cam kết hành động chung vì thiện  ích chung của toàn thể nhân loại

Các tôn giáo lớn trên thế giới

Hội nghị “Tôn giáo vì Hòa bình” lần thứ 10, cuộc tụ họp đa tôn giáo và tiêu biểu nhất thế giới quy tụ các cộng đồng tôn giáo, đã bế mạc hôm thứ Sáu 23/8 tại thị trấn Lindau của Đức, với việc các tham dự viên tham gia hội nghị tự cam kết hành động chung vì thiện  ích chung của toàn thể nhân loại.

Khoảng 900 nhà lãnh đạo tôn giáo cấp cao, 100 đại diện của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và các nhóm xã hội dân sự, các bạn trẻ và một số nữ giáo dân đến từ hơn 125 quốc gia đã cùng nhau quy tụ, từ ngày 20 đến 23 tháng 8, để thảo luận về chủ đề “Chăm sóc cho tương lai chung của chúng ta – Thúc đẩy sự thịnh vượng chung”.

Cứ sau 5 năm7, “Tôn giáo vì hòa bình” lại triệu tập một đại hội đồng thế giới với mục đích tạo ra sự đồng thuận về mặt đạo đức sâu sắc đối với những thách thức đương thời và đồng thời thúc đẩy hành động đa tôn giáo trên khắp và ngoài mạng lưới của nó.

Các vấn đề về tương lai chung của chúng ta

Hội nghị đã bế mạc hôm thứ Sáu 23/8 với một tuyên bố mà trong đó các tham dự viên, thay mặt cho cộng đồng và các nhóm của họ, cam kết thúc đẩy sự thịnh vượng chung bằng cách ngăn chặn và thay đổi các xung đột bạo lực, thúc đẩy các xã hội công bằng và hài hòa, nuôi dưỡng sự phát triển bền vững và toàn diện của con người, và đồng thời bảo vệ trái đất.

Nói một cách cụ thể, họ cam kết sẽ: phát huy vai trò tích cực của phụ nữ trong việc ngăn ngừa và thay đổi các cuộc xung đột, và về vấn đề bạo lực đối với họ; đồng thời nỗ lực làm việc vì sự an toàn của những người tị nạn và những người di cư.

Họ quyết tâm nâng cao nhận thức cộng đồng về nạn phá rừng, hành động chống lại vấn đề biến đổi khí hậu và đồng thời ủng hộ các chính sách bảo vệ trái đất. Về vấn đề này, “Tôn giáo vì Hòa bình” thúc giục các cộng đồng tôn giáo đầu tư ncác guồn lực của họ để phù hợp với việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và đồng thời hỗ trợ Chiến dịch quốc tế nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Trong số các hành động khác, các tham dự viên cam kết thúc đẩy các hành vi tha thứ và hòa giải công khai và đồng thời đề xướng các tài liệu và cuộc hội thảo hòa bình tích cực cho các bối cảnh đa tôn giáo. Họ bày tỏ sự quan tâm đối với tình trạng chiến tranh, nghèo đói, những người tị nạn, những người di cư và những người phải sống cảnh nay đây mai đó, cuộc chạy đua vũ trang và tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời cũng cho biết rằng chúng có ảnh hưởng nặng nề tới gia đình nhân loại. Với nỗ lực của họ vì nhân quyền các thành viên cũng quyết tâm vun đắp tinh thần liên đới bằng cách bồi dưỡng các đức tính chẳng hạn như lòng thương xót, tinh thần bao dung và tình yêu thương vốn chính là điểm chung của tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng.

Tự coi mình như là “một liên minh của sự quan tâm chăm sóc, từ bi bác ái, và yêu thương”, các thành viên của ‘Tôn giáo vì Hòa bình’ bày tỏ lòng biết ơn đối với 49 năm của “tinh thần quyết tâm của họ tập trung vào việc xây dựng hòa bình và việc lên tiếng thay cho những người thiếu thốn nhất”. Hội nghị “Tôn giáo vì Hòa bình” lần thứ 10 có sự tham gia của các tham dự viên đến từ các khu vực xung đột khác nhau trên thế giới, nhấn mạnh cam kết của nhóm nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột và đồng thời thúc đẩy hòa bình trên thế giới.

Một phụ nữ là người cầm lái

Một phần tư tất cả các tham dự viên tham gia tại Hội nghị “Tôn giáo vì Hòa bình” Thế giới lần thứ 10 đều là nữ, nhiều hơn các hội nghị trước. Tuy nhiên, nhiều người than phiền về việc thiếu sự bình đẳng giới, nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ trong việc xây dựng hòa bình.

Lần đầu tiên trong lịch sử của hiệp hội, một người phụ nữ hiện đang nắm quyền. Tiến sĩ Azza Karam đã được nhất trí bầu làm Tổng thư ký của “Tôn giáo vì Hòa bình” hôm 21 tháng 8. Giáo sư về Tôn giáo và Sự phát triển người Hà Lan gốc Ai Cập tại Đại học Vrije ở Amsterdam đã kế nhiệm ông William F. Vendley đén từ Hoa Kỳ, người đã phục vụ 27 năm trong cương vị Tổng thư ký. Bà Karam đã phục vụ ở nhiều vị trí khác nhau tại Liên Hợp Quốc từ những năm 1990.

Đại diện của Giáo hội Công giáo

Đại diện của các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau đang phục vụ “Tôn giáo vì hòa bình” với những khả năng khác nhau. Các nhân vật nổi bật của Giáo hội Công giáo bao gồm Đức Hồng y John Onaiyekan người Nigeria, Tổng Giám mục Abuja, Đức Hồng y Jose Robles Ortega người Mexico thuộc Địa phận Guadalajara, Đức Hồng y Louis Raphael Sako người Iraq thuộc Địa phận Baghdad, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Chaldean, nguyên Tổng Giám mục Địa phận Trento, Đức Cha Luigi Bressan người Ý,  Nữ tu người Malta, Sơ Carmen Sammut, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Bề trên các Dòng nữ (UISG).

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.