
Thái Hà (09.03.2016) – Nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp tục chỉ định các giám mục cho Giáo hội Công giáo “chính thức” của họ, theo như Kế hoạch tôn giáo mà chính quyền đã vạch sẵn cho năm 2017.
Trung Quốc (TQ) sẽ tiếp tục chọn ra các giám mục cho Giáo hội Công giáo “chính thức” của họ, và sẽ tổ chức mừng 60 năm ngày thành lập Hiệp hội Công giáo Yêu nước TQ (CCPA). Đây là 2 nội dung trong bản kế hoạch phác thảo của cơ quan giám sát các vấn đề tôn giáo của chính quyền cộng sản nước này.
Hiệp hội Công giáo Yêu nước (CCPA) là tổ chức do chính phủ thiết lập, kiểm soát và được xem là Giáo hội “chính thức” ở TQ, có chủ trương “tự đề cử và tự phong” các giám mục và tự trị khỏi Vatican. Trong khi các tín hữu trung thành với Vatican, còn được gọi là Giáo hội “ngầm” vốn chịu nhiều bách hại từ nhà cầm quyền.
Được đăng trên trang trang mạng chính thức của Bộ Quản lý các Vấn đề Tôn giáo TQ ngày 26 tháng 1, bản kế hoạch hành động cho năm 2017 nói chính quyền đã quyết định củng cố quyền lực hợp pháp của họ đối với tôn giáo, được thể hiện qua bản Quy định về vấn đề tôn giáo mới được sửa đổi và duy trì sự quản lý chặt chẽ của các đảng viên.
Kế hoạch này thực hiện tinh thần của Đại hội quốc gia về các vấn đề tôn giáo có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 4 năm 2016.
Đối với Giáo hội Công giáo, nhà cầm quyền TQ nói họ sẽ “từng bước thúc đẩy, bầu chọn và phong chức giám mục cho những người họ chỉ định”.
Những lời lẽ tương tự như trên đã được Trung Cộng sử dụng từ năm 1950, khi phong chức giám mục mà không có sự can thiệp từ Vatican. Tuy nhiên, theo giới truyền thông nước này, những lời lẽ đó mới chỉ được đề cập đến đúng một lần tại Đại hội Đại biểu Công giáo Toàn quốc lần thứ 9 vừa được tổ chức tại Bắc Kinh vào từ ngày 27-29/12. Một số quan sát viên thuộc hội thánh cho rằng đây là tín hiệu tích cực cho mối quan hệ Trung Quốc-Vatican.
Một nhà nghiên cứu người TQ yêu cầu giấu tên nói, “Mặc dù TQ và Vatican đang tiến hành đàm phán, nhưng chúng ta có thể kì vọng rằng các giám mục được phong chức trong năm 2017, sẽ được cả hai bên chấp thuận bằng một thỏa thuận ngầm. Tuy nhiên tôi cho rằng khẩu hiệu kia vẫn được dùng trước khi thỏa thuận được chính thức kí kết”.
Cơ quan quản lý tôn giáo của chính phủ cũng quyết định chỉ đạo cho CCPA và Hội đồng Giám mục Công giáo Trung Quốc (BCCCC) nghiên cứu chính sách điều hành giáo hội theo phương pháp dân chủ. Ba chính sách, được ban hành vào năm 2003, gồm “Quy định làm việc của Hội Công giáo Yêu nước”, “Hệ thống Ủy ban Chủ tịch tổng hội CCPA-BCCCC” và “Hệ thống Quản lý Giáo phận Công giáo Trung Hoa”.
Cơ quan nhà nước này cũng đề nghị hỗ trợ CCPA-BCCCC thực hiện chương trình trao đổi ngoại quốc, nhưng trong đó không nêu rõ chi tiết về ý tưởng trao đổi ngoại quốc cụ thể là gì, hay đề cập đến quốc gia hoặc khu vực nào nhất định.
Để củng cố cấu trúc giáo hội, cơ quan này sẽ kiểm soát lễ mừng 60 năm ngày thành lập Hiệp hội Công giáo Yêu nước, đẩy mạnh đào tạo những tài năng Công giáo để chuẩn bị nguồn nhân lực, và củng cố đào tạo các giáo sỹ và giáo dân yêu nước quan trọng.
Nhiều người Công giáo, trong đó có cả những người thuộc cộng đoàn Công giáo chính thức, vẫn có cái nhìn xem thường CCPA, bởi chủ trương độc lập và tách rời khỏi Vatican của tổ chức này. CCPA cũng vướng cáo buộc tham nhũng. Tổ chức này là một trở ngại lớn trong cuộc đối thoại giữa Vatican và TQ.
Đối với Đạo Hồi, chính quyền sẽ tiếp tục thực hiện chính sách kìm hãm sự cực đoan, đồng thời điều tra những trường hợp người Hồi giáo tham dự vào các công việc của nhà nước, các cơ quan tư pháp, giáo dục và đời sống xã hội.
Nhà cầm quyền TQ đang lo ngại các phần tử cực đoan Hồi Giáo sẽ phát triển từ vùng tây bắc Tân Cương, xuống các vùng phụ cận là Thanh Hải và Cam Túc. Một số cơ quan tôn giáo tại những khu vực này đôi khi còn dùng kí tự Ả rập trên logo của họ, dù cho người Hán TQ yêu cầu chính phủ vô thần của không để thành viên nào theo tôn giáo.
Chính quyền cũng quyết định ngăn chặn món ăn halal của Hồi giáo trở nên phổ biến, sau khi một blogger sống tại khu vực tây bắc cho rằng việc halal được phổ biến đã ảnh hưởng đến những người không theo Hồi giáo.
Anh ta cho rằng, “Thật nực cười khi ngay cả người TQ cũng phải tổ chức tiệc ở một nhà hàng halal, chỉ vì có vài khách là người Hồi giáo. Các nhà hàng TQ dán nhãn rằng họ bán halal để thu hút người Hồi giáo”.
Các cơ chế và biện pháp sẽ được triển khai nhằm giải quyết việc quản lý tài chính của Phật giáo và Đạo giáo, hai tôn giáo được kỳ vọng sẽ tôn trọng môi sinh nhiều hơn bằng cách đốt ít hương hơn. Nhà nước cũng sẽ giúp Đạo giáo thành lập Liên đoàn Đạo giáo Thế giới và tổ chức 60 năm ngày thành lập Hội Đạo giáo Trung Hoa.
Trong khi, các tín hữu Tin Lành được kỳ vọng sẽ sản xuất một series các video về quá trình Trung Hoa hóa Hội thánh Tin Lành ở Trung Quốc.
Cơ quan quản lý tôn giáo TQ sẽ quảng bá Quy định về Tôn giáo ngay khi chúng được ban hành. Các quy định quản lý nghiêm ngặt sẽ được xây dựng để kiểm soát người hành hương Hồi giáo, các dịch vụ tin tức tôn giáo, và những cơ sở tụ tập tôn giáo tạm thời.
Người ta cũng sẽ tăng cường quản lý các vấn đề tôn giáo trên internet, sẽ mở một tài khoản Wechat công cộng cho cơ quan nhà nước, và số hóa các ấn phẩm và dữ liệu tôn giáo.
Về việc trao đổi liên nhà nước, chính quyền sẽ tổ chức trao đổi thường kỳ với các cơ quan tôn giáo của sáu quốc gia dọc theo sông Mekong và Canglan; trao đổi với Nga và các quốc gia Trung Á về vấn đề Hồi giáo; tham gia đàm phán song phương về vấn đề nhân quyền với u Châu.
Ngô Trâm dịch từ international.la-croix.com
https://international.la-croix.com/news/china-govt-outlines-religion-plans/4688