Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về ý nghĩa của đau khổ trong bài phát biểu trước Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh vào hôm thứ Năm (20/4/2023), ĐTC cho rằng Kinh thánh cung cấp cho chúng ta câu trả lời về bệnh tật và đau khổ không phải là điều không tưởng cũng không phải là tiền định!
Đối diện với đau khổ, con người có thể “rơi vào tuyệt vọng hoặc nổi loạn,” hoặc đón nhận nó “như một cơ hội để thăng tiến và nhận ra điều quan trọng trong cuộc sống, để gặp gỡ Thiên Chúa.”
Thứ hai, Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày “tầm nhìn về đức tin mà chúng ta tìm thấy trong Kinh thánh.”
Đức Thánh Cha đã đưa ra nhận xét của mình trong Buổi tiếp kiến với các thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, điều nghiên về chủ đề “bệnh tật và đau khổ trong Kinh thánh”.
Việc Chúa Giêsu chữa lành là dấu chỉ Thiên Chúa gần gũi với con người
Đức Thánh Cha nêu ra trong Cựu Ước, những người đau khổ liên lỉ hướng về Thiên Chúa trong cơn đau khổ của họ, trong khi trong Tân Ước, sự chữa lành của Chúa Giêsu được đánh dấu bằng mối tương quan sâu sắc với những người bệnh tật và đau khổ, Chúa bày tỏ “tình yêu, sự tha thứ và sự tìm kiếm” nhân loại tội lỗi, hư mất và bị thương về cho Thiên Chúa.”
Nhiều phép lạ chữa lành mà Chúa Giêsu thực hiện là dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người và Nước Thiên Đàng ở trong tầm tay nhân loại.” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự đồng hóa Chúa Giêsu với những người yếu đuối đạt đến đỉnh điểm trong cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, “để Thập giá Chúa Kitô trở thành dấu chỉ ưu việt về tình liên đới của Thiên Chúa với con người, đồng thời là khả năng để chúng ta tham gia với Ngài trong công trình cứu độ.”
Không phải là không tưởng cũng không phải là định mệnh
Đức Thánh Cha cho quan điểm của Kinh thánh về đau khổ không phải là “không thiếu và không tưởng” cũng không phải là “định mệnh”. Thay vào đó, “con người trong Kinh thánh cảm thấy được mời gọi đối diện với tình trạng đau khổ phổ quát như một phương cách gần gũi và chạm vào lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, là Cha nhân lành, Đấng với lòng thương xót vô biên, chữa lành và nâng đỡ các tạo vật bị thương tích được vực lên và được cứu chữa.”
Trong Chúa Kitô, ĐTC cho hay “ngay cả đau khổ cũng được biến thành tình yêu,” với niềm hy vọng về sự phục sinh và sự cứu rỗi cuối cùng.
Tình liên đới giữa con người và Kitô giáo
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, đau khổ dạy chúng ta sống tình liên đới tình nhân loại và Kitô giáo theo “phong cách” của Thiên Chúa: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng.” Nhắc lại dụ ngôn người Samaria nhân hậu, ngài nhắc nhở khách hành hương rằng quan tâm đến người khác trong nỗi đau của họ không phải là “sự lựa chọn tùy ý” của con người, mà là “điều kiện không thể thiếu” cho sự trưởng thành của họ với tư cách là một cá nhân mà còn cho “việc xây dựng một xã hội hòa nhập thực sự hướng tới lợi ích chung.”
Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng tâm tình cảm ơn và khích lệ cá nhân đối với các học giả của Ủy ban về công việc của họ, đồng thời nhắc nhở họ rằng công việc của họ sẽ giúp tiếp tục phát triển “chính mình biết đón nhận mầu nhiệm Nhập thể một cách tư riêng trong cuộc đời mình thì niềm tin của chính họ sẽ được thăng tiến.”
Thanh Quảng sdb
(Tin Vatican – Christopher Wells)