Các sự kiện ở Tây Tạng và Tân Cương là tiền thân của một chiến dịch Các mới chống lại Kitô giáo.
Đã có những dấu hiệu rõ ràng rằng Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tận dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để tăng cường đàn áp và hủy diệt văn hóa ở Tây Tạng và Tân Cương.
Kitô giáo cũng nằm trong tầm ngắm của nó và rất có khả năng các nhà thờ hầm trú sẽ là trọng tâm chính của một chu kỳ đàn áp mới vốn sẽ tận dụng lệnh cấm với tất cả các hoạt động thờ phượng được ban hành vào tháng 2 khi Trung Quốc bị phong tỏa.
Vào ngày 1 tháng 5, các quy định mới gây tranh cãi về tinh thần “đoàn kết dân tộc” đã có hiệu lực tại Khu tự trị Tây Tạng (TAR). “Các quy định về việc thiết lập một khu vực kiểu mẫu vì sự thống nhất và tiến bộ dân tộc tại khu tự trị Tây Tạng” đã được Đại hội đại biểu nhân dân TAR vào ngày 11 tháng 1 thông qua. TAR kéo dài khoảng một nửa của Tây Tạng theo truyền thống, một quốc gia độc lập trong lịch sử mà Trung Quốc đã chiếm đóng một cách tàn nhẫn trong hơn 60 năm.
“Quy định rõ ràng xuất phát từ nguyên tắc ‘đãi ngộ ưu đãi’ đối với người Tây Tạng, được cho là đảm bảo rằng người dân Tây Tạng có thể duy trì văn hóa và lối sống truyền thống của họ trên quê hương của họ”, Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng lưu ý.
“Ngược lại, các quy định mới trao quyền lực cho chính quyền Trung Quốc để thực thi lối sống lấy Trung Quốc làm trọng tâm tại TAR và đồng thời trau dồi thông tin cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do ảnh hưởng của các chính sách đãi ngộ ưu đãi đã nêu là không đáng kể, các quy định mới đưa ra thêm lý do cần quan tâm, vì chúng có thể góp phần làm trầm trọng thêm cách đối xử phân biệt đối với người Tây Tạng vốn đã được áp dụng”.
Tây Tạng trong nhiều thập kỷ là nơi thử nghiệm cuộc đàn áp mạnh mẽ nhất của ĐCSTQ. Đó là nơi ĐCSTQ mài giũa các chương trình của mình về cả diệt chủng văn hóa và đàn áp tôn giáo; Phật giáo Tây Tạng bị cấm ở phần còn lại của Trung Quốc và ĐCSTQ vô thần chính thức, nổi tiếng và không có bất kỳ nhận thức nào về sự mỉa mai châm biếm, đã tự chịu trách nhiệm để quyết định sự đầu thai của các Lạt ma cao cấp.
Người ta cũng ghi nhận rằng các phương pháp đàn áp và phá hủy văn hóa được phát triển và mài giũa bởi đảng ở Tây Tạng đã được xuất khẩu sang Tân Cương, tỉnh phía tây bắc rộng lớn, giống như Tây Tạng, phần lớn bị ĐCSTQ thôn tính trong những năm sau khi nước này nắm quyền lực trong cuộc nội chiến đẫm máu vốn kết thúc vào năm 1949.
Trong những thập kỷ qua, hai thư ký ĐCSTQ Tây Tạng – đã được chuyển đến Tân Cương, bao gồm Chen Quanguo đương nhiệm, người nắm chức vụ bí thư đảng ở Tây Tạng từ năm 2001 cho đến khi được chuyển đến Tân Cương vào tháng 8 năm 2016. Kể từ đó, Chen đã lãnh đạo việc xây dựng hàng loạt các trại tập trung chính thức được gọi là trại cải tạo mà các nhóm nhân quyền đánh giá là nơi giam giữ hơn một triệu người Ngo Duy Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.
Các tài liệu nội bộ bị rò rỉ từ chính phủ Trung Quốc đã nêu chi tiết về phạm vi rộng lớn của chương trình và các cuộc phỏng vấn sau đó với những người sống sót trong các trại tập trung cho thấy các điều kiện giống như nhà tù áp bức và các chương trình tẩy não được thiết kế để tấn công đức tin Hồi giáo.
Đầu năm nay, có một số báo cáo đã xuất hiện về những người Duy Ngô Nhĩ đã “tốt nghiệp” từ các trại tập trung đang được “bán” cho các doanh nghiệp để làm việc trong các nhà máy cách xa nhà của họ dưới sự bảo mật nghiêm ngặt. Cách làm này đã được tiếp tục trong cuộc khủng hoảng coronavirus, phần lớn được thuần hóa ở Trung Quốc.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ĐCSTQ tiếp tục hành động báng bổ văn hóa vô lương tâm đối với cộng đồng Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương trong bối cảnh đại dịch. Đây là một dự án dài hạn được sáng kiến bằng cách sử dụng phương pháp triệt để được dự tính nhằm dập tắt mọi hoạt động khủng bố.
Tuy nhiên, lịch sử cho chúng ta thấy rằng kết quả cuối cùng của nó có thể hoàn toàn ngược lại.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã sử dụng các trại tập trung Tân Cương và Ngô Duy Nhĩ để thử nghiệm và hoàn thiện một loạt các công nghệ giám sát bao gồm quét võng mạc, cơ sở dữ liệu DNA và công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Đây là những cập nhật hiện đại cho các công nghệ giám sát trước đây như hộ chiếu nội bộ của Liên Xô, mặc dù cần phải ghi nhớ rằng Vương quốc Anh đã đi tiên phong trong các trại tập trung ở Nam Phi trong và sau Chiến tranh Boer.
Trong khi cuộc khủng hoảng Covid đã cho phép Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động áp bức, đôi khi là giết chóc tại Tây Tạng và Tân Cương với sự giám sát ít hơn từ một thế giới gần như bị phân tâm hoàn toàn bởi virus và sự lây lan của nó, nó cũng tạo cơ hội cho chương trình đàn áp tôn giáo nói chung.
Một yếu tố quan trọng đó là việc đóng cửa tất cả các cơ sở thờ phượng trong cuộc khủng hoảng coronavirus, một điều gì đó giống như việc giành được một thành công to lớn đối với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và các quy định đàn áp tôn giáo của nó.
Lệnh cấm đó đã được kéo dài đến cuối tháng Năm, cùng với các cuộc hành hương kính Đức Mẹ, trong suốt thời gian mà theo truyền thống là tháng dành cho việc kính Đức Mẹ.
Cũng đã có các báo cáo về chương trình đã được phê chuẩn dài hạn của Bắc Kinh về việc tháo dỡ Thánh giá bắt đầu lại – và chắc chắn rằng việc phá hủy nhà thờ sẽ tự nhiên xảy ra.
Mới chỉ ở những ngày đầu, nhưng người ta dám bảo đảm khi đặt cược rằng ĐCSTQ sẽ tỉa tót câu ngạn ngữ chính trị lâu đời để “không bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tuyệt vời”, gây ra nhiều tổn thất cho các Kitô hữu và các tín đồ thuộc các tôn giáo khác ở Trung Quốc. Câu hỏi thực sự duy nhất là làm thế nào để những điều tồi tệ sẽ được nhận thức.
Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm biên tập chính thức của UCA News
Minh Tuệ (theo UCA News)