“Không có gì mất với hòa bình, tất cả đều mất với chiến tranh.” Khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine, nhà xã luận, nhà văn của báo Aleteia, Michel Cool nhắc lại lời của Đức Piô XII được truyền cảm hứng cho Đức Phaolô VI tương lai.
Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin làm cho nhiều nhà sử học và địa chính trị nhớ lại cuộc xâm lược Tiệp Khắc của Hitler. Khi hoàn toàn vi phạm Hiệp định Munich, Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc ngày 15 tháng 3 năm 1939. Cũng giống như vậy, khi vi phạm hoàn toàn Hiệp định Minsk, quân đội Nga đã tiến vào lãnh thổ Ukraine ngày 24 tháng 2. Sự so sánh này gợi lên một kỷ niệm khác: “Không có gì mất với hòa bình, tất cả đều mất với chiến tranh.” Câu nói nổi tiếng này đã được Đức Piô XII lên tiếng trên đài phát thanh ngày 24 tháng 8 năm 1939. Đó là lời kêu gọi cho một cơ hội cuối cùng vì nước Pháp và nước Anh đụng với sự cố chấp không chịu rời Ba Lan của Hitler, họ tuyên chiến với Đức Quốc xã ngày 3 tháng 9 năm 1939. Ngày nay chúng ta biết, câu nói gây sốc này của Đức Piô XII đã làm cho cộng tác viên thân cận của ngài là Jean-Baptiste Montini, giáo hoàng Phaolô VI tương lai ghi nhớ từng chữ. Đức Phaolô VI đã được Đức Phanxicô phong thánh năm 2018.
Nhân loại sẽ phải kết thúc chiến tranh, hoặc chính chiến tranh sẽ kết thúc nhân loại.
Hồng y Montini triệt để căm thù chiến tranh, ngày 16 tháng 8 năm 1943, ngài tháp tùng Đức Piô XII rời Vatican để đi ủy lạo nạn nhân các vụ đánh bom của quân Đồng minh trên đường phố Rôma. Một hình ảnh được ghi khắc mãi mãi trong tâm trí người xem: giáo hoàng Pacelli, trong chiếc áo dài trắng nhuộm máu, giơ hai tay giang thánh giá lên trời. Ở một góc bức hình là hình bóng của Jean-Baptiste Montini, nhân chứng kín đáo cho cảnh cao cả này.
Trong những ghi chép và nhật ký cá nhân, ngài thường kể lại sự đau khổ tột cùng của con người mà ngài chứng kiến vào thời điểm đó. Bi kịch này trở thành neo của ngài cho những gì đã trở thành nỗi ám ảnh của tâm hồn cao cả và là cuộc chiến của triều giáo hoàng của ngài: xóa bỏ chiến tranh. Chế độ nô lệ đã không bị bãi bỏ rồi sao? ngài trả lời cho những người hoài nghi và những người cười ngài. Đức Phaolô VI là người ủng hộ mạnh mẽ chính nghĩa này trong bài diễn văn lịch sử đọc tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc New York ngày 4 tháng 10 năm 1965. Khi Chiến tranh Lạnh áp đặt lên thế giới cán cân khủng bố và Việt Nam là thảm bom, Đức Phaolô VI đã khẩn khoản xin hòa bình, ngài lặp lại câu nói của tổng thống John Kennedy: “Nhân loại sẽ phải kết thúc chiến tranh, hoặc chính chiến tranh sẽ kết thúc nhân loại.” Tổng thống Kennedy đã bị ám sát cái chết năm 1963.
“Không có gì mất với hòa bình”
Trong những giờ phút nghiêm trọng nhất chúng ta đã trải qua kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những lời này của Đức Phaolô VI cầu xin các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, những người đã dốc toàn lực, toàn năng thuyết phục của họ với các nhà đàm phán, tất cả kiên trì ngoại giao, tất cả can đảm của họ – vì họ cần can đảm để tránh những điều không thể tránh, và chấp nhận rủi ro bị từ chối, bị chế giễu hoặc bị phản bội – cứu trong đường dây kẻ tóc hòa bình, dù khi cơ may để cứu của họ gần như là số không. Bởi vì “không có gì mất với hòa bình”: cho đến khi nào duy trì được đối thoại giữa các kẻ thù, dù nhỏ đến đâu, dù mong manh đến đâu, dù không lường được đến đâu, miễn là có cuộc đối thoại giữa con người, trái tim và lý trí, thì vẫn còn khả năng với đối thoại hơn là bùng bạo lực và buộc phải dùng vũ khí. Với hòa bình, sự sống ưu thắng, chứ không phải cái chết ưu thắng.
Nhưng “tất cả mất vì chiến tranh”: vì không còn có thể nói chuyện giữa người này, người kia, không còn mắt nhìn thẳng vào nhau, diện đối diện và có những lý lẽ hợp tình, hợp lý, con người mất nhân tính, mất phẩm cách, mất mặt và họ lại trở thành chó sói của nhau, giết nhau để thỏa mãn cơn khát quyền lực và sự thống trị của họ. Tất cả chiến tranh đều là mất lý trí, là điên rồ tàn khốc, nạn nhân không thể hồi phục, những cuộc di cư, những cái chết và những đau khổ không thể chữa khỏi. Với chiến tranh, tất cả thực sự đã mất.
Không bao giờ bỏ cuộc
Dưới mắt người đương thời, những người kiến tạo hòa bình thường bị cho là người lạc quan, mơ mộng và thất bại, là nô lệ cho bản năng tức thời, cho phản ứng theo bản năng của họ. Nhưng Lịch sử biết nhìn xa, luôn ghi nhớ những nghệ nhân hòa bình. Cuộc chiến do Vladimir Putin gây ra đã chiến thắng cuộc chiến chống lại hòa bình. Chúng ta có nên bỏ cuộc, để cho vũ khí có tiếng nói không? Không. Cuộc chiến tinh thần, từ thiện, nhân đạo và ngoại giao của nghệ nhân hòa bình, theo gương các tín hữu của cộng đoàn Sant’Egidio phải được theo đuổi, không ngơi nghỉ để có ngày hòa bình chiến thắng chiến tranh, ngày lý trí thắng điên rồ, ngày sự sống thắng cái chết được nhanh đến.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch