Rõ ràng đại dịch, với những vấn nạn như “sự lây nhiễm, số người tử vong, phương pháp chữa trị và vaccine, không phải là những vấn đề riêng của địa phương nào” nhưng chúng liên quan “đến toàn thế giới và các mối tương quan giữa các dân tộc.” Vì thế, hoạt động ngoại giao “cần thiết yêu cầu các địa phương hoặc quốc hội và chính phủ các quốc gia thiết lập nên các chiến lược và giao thức chung, đồng thời thúc đẩy tạo ra các thỏa thuận giữa các quốc gia.” Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã phát biểu như vậy trong buổi khai mạc Hội nghị Quốc tế người Công giáo với Trách nhiệm Chính trị lần thứ II, được tổ chức tại Madrid, hôm thứ Bảy, ngày 04 tháng 9 năm 2021.
Được tổ chức bởi Tổng giáo phận thủ đô Tây Ban Nha và Học viện châu Mỹ Latin Líderes Católicos, với sự cộng tác của Tổ chức Konrad Adenauer, sự kiện này là cơ hội để suy tư về chủ đề “Văn hóa gặp gỡ trong đời sống chính trị nhằm phục vụ con người.”
Chính trong hoàn cảnh hiện tại, Đức Hồng y Quốc vụ khanh đã chỉ ra trong bài diễn văn của mình rằng – phải dành sự ưu tiên cho “Văn hóa gặp gỡ và tình bạn xã hội trong một thế giới đang gặp khủng hoảng – nhằm mang lại cơ hội để suy tư làm thế nào người ta có thể làm việc để đóng góp vào việc xây dựng công ích (bene comune). Một mục tiêu, nhưng có lẽ tốt hơn nên gọi “đây là nghĩa vụ của những người có trách nhiệm, điều này chắc chắn không mới.” Ngày nay, nghĩa vụ đó được hệ thống hóa trong tính tất yếu nhằm “thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc và khó có thể giải thích; và trên hết, mục tiêu đó đòi hỏi phải tăng cường sự cân đối các nguồn lực xã hội, các nền kinh tế, cơ cấu tổ chức của các quốc gia và năng lực của các chính phủ.” Đức Hồng y chỉ ra rằng cần phải xem xét, trong hoạt động chính trị và hành động của các chính trị gia, “một chiều kích nhân học có cơ sở, nghĩa là đặt con người vào trung tâm của mọi vấn đề, có một khái niệm chính xác về sự công bằng có khả năng thừa nhận giá trị của cơ quan quản lý xã hội” và một chiến lược hành động nhất quán, chặt chẽ. Nó đòi hỏi “cộng đồng chính trị địa phương hoặc quốc gia, có khả năng hành động theo quy mô quốc tế.” Điều này có ý nghĩa là xem “văn hóa gặp gỡ và tình bạn xã hội theo đúng nghĩa và trong các hoạt động của nó không chỉ là những tuyên bố đơn thuần nhưng là những nguyên tắc căn bản, những tiêu chuẩn để hướng dẫn và những công cụ để hành động.” Đức Hồng y cho biết, sự kết hợp này cho phép chính trị gia đặt nền tảng sự phục vụ của mình “không phải dựa trên sự đối kháng, nhưng hướng tới công ích và sử dụng phương pháp đối thoại, gặp gỡ và hòa giải.”
Đức Hồng y nói thêm, chúng ta không được quên rằng “hình dạng này có thể tự biến thành một phản ứng không kiểm soát được khi các tầm nhìn tổng thể và các mục tiêu chung bị phân mảnh bởi những thái độ và hành động thiếu công bằng trong đời sống của một quốc gia hay trong các mối quan hệ liên chủ thể được phát triển bên trong quốc gia đó.” Vậy thì câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để ngăn chặn xung đột ở mọi cấp độ, “từ những sự đối kháng đang diễn ra, các mối quan hệ ngày càng yếu đi, cho đến những thực tế khắc nghiệt như sự nghèo đói, chiến tranh, vi phạm các quyền căn bản, loại trừ và gạt ra bên lề xã hội?”
Trong giai đoạn vừa qua, những tình trạng này “đã thay đổi đáng kể đời sống xã hội, đến mức tương đối hóa hoặc thậm chí loại bỏ các nguyên tắc, luật lệ và cơ cấu, chúng tạo thành điểm qui chiếu cho chính phủ và sự vận hành của các quốc gia chúng ta, cững như ảnh hưởng đến các hoạt động của chính cộng đồng quốc tế.” Đối mặt với những động thái này, vốn “tạo điều kiện cho các dự án và ứng phó với cuộc khủng hoảng”, thì điều thích hợp là “thúc đẩy sự sống chung có trật tự giữa con người với nhau, theo cách thức không để ai phải sống cô đơn hoặc bị bỏ rơi.” Đức Hồng y Parolin thừa nhận rằng, mặc dù sự tìm kiếm này không phải là không có những khó khăn, “do sự xuất hiện liên tục những căng thẳng hoặc những nỗ lực nhằm phân chia cơ cấu xã hội trên cơ sở tài sản, khả năng hoặc tính hữu dụng của nó.”
Lẽ dĩ nhiên, Đức Hồng y lưu ý rằng, “nhìn vào chiều kích toàn cầu, hay cụ thể về mặt kỹ thuật, sự phụ thuộc lẫn nhau đặc trưng cho cuộc sống đương đại”; rõ ràng là nó “dính dự đến đại đa số người tham gia mà hình ảnh lẫn lộn đó không còn giới hạn trong quy phạm truyền thống nữa” nhưng quan tâm đến mọi thứ. Và do đó, chính trị gia phải biết hướng sự chú ý của mình tới cái gọi là các quyết định toàn cầu, đối mặt với cuộc khủng như hiện nay, được trình bày như một phương tiện đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội”, ngay cả khi “ý hướng và hành vi của các cá nhân hoặc các nhóm thường có xu hướng giới hạn phạm vi của mình.”
Nói cách khác, các câu trả lời cho cuộc khủng hoảng, “được định hình trên quy mô rộng hơn và với tầm nhìn trung bình và dài hạn, và không bị thu hẹp thành các quyết định tất yếu hoặc áp đặt bởi các cơ chế có hiệu lực và hiệu quả dựa trên việc giải quyết các trường hợp khẩn cấp hơn là dựa trên sự liên tục của nó.” Nếu các hành động được thực hiện hoặc các chương trình do chính phủ và các nhà lập pháp vạch ra không phải là “kết quả của một chính sách tốt, hiệu quả và được chia sẻ, thì chúng vẫn độc quyền một phần hoặc tất cả.” Nó không chỉ đơn giản là vấn đề “chuyển hướng các nguồn lực chi tiêu hướng tới các chương trình phát triển” mà theo cách thức có tổ chức và có tính liên tục, “chúng có thể đảm bảo nhận thức đầy đủ về con người và các dân tộc, sự phát triển và việc thực hiện những khát vọng nảy sinh từ phẩm giá và làm thành phần phẩm giá của họ.” Cuộc chiến chống đói nghèo, “vượt qua đại dịch, xây dựng các thể chế năng động là những thách thức không cần câu trả lời, nhưng cần được quản trị, bởi vì chúng liên quan đến toàn thể gia đình nhân loại và tương lai của nó.”
Điều này đòi hỏi việc thực thi quyền lực “không dựa trên quan điểm cá nhân, của một đảng phái hay tầm nhìn quốc gia”, mà là “với một hệ thống có tổ chức bởi những con người và những quan điểm có sự sẻ chia và tính khả thi”, có khả năng “đảm bảo lợi ích chung toàn cầu, xóa đói nghèo và khổ đau, bảo vệ các quyền căn bản của con người”, trong một chiều hướng vượt ra khỏi các biên giới, “không chỉ của lãnh thổ mà trên hết là biên giới của con tim.”
Bất cứ ai hằng ngày đối mặt với cuộc sống của xã hội, với “sự vận hành của các thể chế và các xung đột xã hội”, và do đó, được mời gọi “ứng phó với những thách thức ngày càng đa dạng và phức tạp”, phải nhận thức được rằng “tình bạn xã hội và văn hóa gặp gỡ có thể xây dựng một con đường có khả năng vượt qua quan niệm” mà hiện nay dường như “đang khuyến khích mọi khía cạnh của thực tại xã hội xem con người như đồ vật.” Đồng thời, tình bạn và sự gặp gỡ là “một kiểu quản trị, một lời mời gọi cho tính trách nhiệm ở các cấp độ và chức năng khác nhau của chính phủ”. Một hành trình “đáng quan tâm và có khả năng làm được, đòi hỏi người Kitô hữu phải đối diện một cách kiên định với lương tâm và chứ không chỉ với khả năng của mình.”
Tóm lại, chính trong giai đoạn lịch sử này người ta tìm cách tẩy trừ “đau khổ, tính không chắc chắn, sợ hãi và nhận thức về những giới hạn mà đại dịch đã thức tỉnh”, đã đến lúc chúng ta phải “suy nghĩ lại lối sống, duyệt xét các mối tương quan, nhìn lại việc tổ chức xã hội và trên hết là ý nghĩa hiện hữu của chúng ta.”
An Bình, C.Ss.R. Chuyển ngữ từ osservatoreromano.va