Giáo thuyết vô thần

Điều quá tuyệt vời về những chuyện như thế, ngoài vinh quang mà chúng đem lại cho Thiên Chúa và niềm vui mà chúng đem lại cho trái tim, dĩ nhiên là viễn cảnh vui vẻ của người vô thần phái Phúc Âm (Evangelical Atheists) cố gắng giải thích chúng xa rời bằng nhiều cách, cuối cùng tới cực điểm trong cách giải thích phổ thông: “Câm mồm!”

Nó hoàn toàn tùy vào sự tận tụy mang tính triết lý suy diễn (và cảm xúc sâu sắc, không dựa vào lý trí) đối với chủ nghĩa duy vật vô thần. Đối với người vô thần tận tụy, đó không là “dửng dưng và thản nhiên kết luận là không có Thiên Chúa.” Đó là “không thể có một Thiên Chúa siêu nhiên. Không thể nào có.” Đó là quá đe dọa dù chỉ là dự định. Cho nên khi có những chuyện như thế (và thế giới đầy những chuyện như thế), càng có những cách giải thích theo chủ nghĩa tự nhiên rất khả nghi phải bị phô bày để ngăn ngừa tính khả dĩ của cách trả lời siêu nhiên đối với lời cầu nguyện: Sự miêu tả về các nhà chuyên môn được đào tạo hoàn toàn sai lầm. Người mẹ là kẻ nói dối.

Chứng cớ của chứng nhân là một âm mưu hữu thần. “Lĩnh vực sinh học năng lượng” theo Star Trekkian nào đó phải được dẫn chứng vì mục đích đặc biệt là né tránh phép lạ. Có thể sự xâm nhập nào đó từ một vũ trụ khác sẽ được thừa nhận. “Một số yêu sách về phép lạ bị hiểu sai hoặc giả mạo, do đó tất cả là vậy,” đó là câu thần chú bắt đầu được ca vang. Những người tin vào phép lạ đều ngu xuẩn hoặc dối trá, hoặc vừa ngu xuẩn vừa dối trá.

Ở một điểm nào đó, Amazing Randi giải thích rằng những điều như vậy có thể bị các chuyên gia làm giả mạo. Những lời than phiền cho rằng Thiên Chúa làm điều này một cách thô lỗ mà không quy phục các tiêu chuẩn nghiêm nhặt trong phòng thí nghiệm, cho nên chứng cớ không thể tính. Ở một điểm khác, người vô thần la to: “Còn các em bé tử vong mà không chữa được thì sao?” Cuối cùng, chúng ta đến lúc “câm mồm!” sau các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục, Thập Tự Quân, Tòa Án Dị Giáo, Galilê, và Khoa Học!

Chúng ta không muốn nhắc tới nhưng vụ việc đã xảy ra, và vô số những vụ khác mà người ta có thể dễ dàng phát hiện nhờ Google và bằng một cái click chuột, thực sự có vẻ khó giải thích điều gì đó khác hơn là câu trả lời lạ đối với lời cầu nguyện. Cuối cùng, chủ nghĩa vô thần thất vọng về những khoảng trống đức tin trong sự vô tín ngưỡng đeo bám vào cách chấp nhận nhiều hết sức rằng có nhiều thứ ở trên trời và dưới đất hơn những điều mơ ước trong triết học duy vật. Rất rõ đó là sự tận tâm của niềm tin, chứ không phải cái gì đó đến nhờ sự hợp lý được tán dương của chủ nghĩa duy lý.

Thánh Tôma Aquinô nói rằng có hai cách phản đối thực sự tốt đối với sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thứ nhất, sự hiện hữu của điều ác. Thứ nhì, thiên nhiên có vẻ hài hòa mà không cần Thiên Chúa. Những chuyện như thế đe dọa cách phản đối 2, vì nó đề nghị là có. Cuối cùng, điều gì đó ở phía sau thiên nhiên và sự tin tưởng thái quá của chúng ta về việc biết cách hoạt động của mọi vật có thể xảy ra sớm hơn. Các dấu hiệu như chữa lành cậu bé là dấu chỉ. Chúng chỉ cho chúng ta về hướng Thiên Chúa và mời gọi chúng ta cân nhắc tính khả dĩ vẫn tiếp diễn ở đây hơn cả thời gian, không gian, vật chất và năng lượng. Đó không là những lời hứa hạnh phúc vĩnh cửu trên thế gian hơn phép lạ hóa bánh ra nhiều là những bữa ăn vĩnh cửu trên thế gian. Những lời than phiền về việc chữa lành như vậy không đến thăm từng nhà có vẻ với tôi vừa là vô ơn vừa là rất thờ ơ.

Theo người vô thần phái Phúc Âm, người hữu thần được coi là theo chính sách ngu dân dốt nát sợ thực tế và chứng cớ, trong khi chính họ là những người không sợ sệt theo chứng cớ dẫn đi bất cứ nơi nào. Nhưng, khi đối đầu với các dấu hiệu như vậy, chủ yếu là người hữu thần nhìn và hỏi xem điều đó có thực sự xảy ra hay không, họ thường kết luận rằng chứng cớ không ủng hộ biến cố siêu nhiên, khi Giáo Hội kết luận về một thị kiến giả đã chứng thực. Nhưng để cân nhắc lời tuyên bố đó, người ta phải cởi mở đủ để đi xem. Người Công giáo đi xem Mẹ Maria có hiện ra tại Lộ Đức hay không. Credo ut intelligam – Tôi tin để hiểu. Những Người Vô Thần Mới (New Atheists) ở nhà và sỉ vả cái mà Hitchens gọi là “sự ngớ ngẩn phô trương của việc hành hương.”

Tóm lại, chủ nghĩa vô thần theo phái Phúc Âm không kiểm tra cởi mở hoặc suy luận hợp lý. Đó là một tín điều thiển cận và giáo điều, như Chesterton chứng minh: “Những người tin vào phép lạ đều chấp nhận chúng (đúng hoặc sai) vì họ có bằng chứng về chúng. Những người không tin vào phép lạ lại từ chối chúng (đúng hoặc sai) vì họ có giáo thuyết chống lại chúng… Người Kitô hữu chúng ta chấp nhận mọi chứng cớ thật, người theo chủ nghĩa duy lý từ chối chứng cớ thật đã bị niềm tin của họ kiềm chế để làm vậy.”

MARK SHEA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)