Cha Amado L. Picardal, Dòng Chúa Cứu Thế nhớ lại thời còn là một tù nhân chính trị trong những năm thiết quân luật ở Philippines, ngài nhớ lại có một bạn tù cùng phòng xăm hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) trên lưng. Có người trêu ghẹo anh ta hãy cởi áo, để bức xăm đó được lộ ra mỗi khi các tù nhân cầu nguyện tuần chín ngày với Đức Mẹ.
Nếu bạn chưa biết về bức ảnh ĐMHCG là gì, và lý do khiến hàng ngàn người Philippines đổ xô đến nhà thờ Baclaran và các nhà thờ khác trên toàn quốc vào các ngày thứ Tư?
Đó là một bức tranh hay icon (tranh thánh vẽ theo phong cách Byzantine) vẽ Đức Maria trên tay đang ôm Chúa Giêsu Kitô còn bé, với hai thiên thần đang bay bên cạnh. Bức ảnh phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một phần văn hoá và đời sống thường nhật của người dân Philippines.
Tôi nghĩ người Philippines là người đầu tiên, và chắc cũng là những người duy nhất trìu mến gọi mẹ của Chúa Giêsu là “Mama Maria”, như thể Mẹ là một thành viên trong gia đình. Họ đã gọi Mẹ như thế gần đây (tôi không nghĩ không hơn 40 năm), trong khi trước kia Đức Mẹ được nêu danh một cách trang trọng như “Mẹ Diễm phúc”, “Đức Trinh Nữ Maria” v.v… Chắc chắn Đức Mẹ còn nhiều tước hiệu khác, trong số đó là “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”, được dịch sang tiếng Philippines là “Ina ng Laging Saklolo.”
Một quyển sách vừa mới ra đời “Bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp và người dân Philippines” (Our Mother of Perpetual Help Icon and the Filipinos), để kỷ niệm 150 năm từ ngày Đức Giáo hoàng Piô IX ủy thác bức ảnh cho Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) vào năm 1866, với lời nhắc nhở “Hãy làm cho thế giới biết Mẹ.” Bức linh ảnh gốc hiện được đặt tại nhà thờ thánh Alphonsus ở đường Via Merulana trên đồi Esquiline ở Rôma, Ý.
Thánh Alphonsus Liguori chính là người sáng lập DCCT, và các tu sĩ dòng này đã đến Philippines vào năm 1906. Sau Chiến tranh Thế giới lần II, các tu sĩ DCCT người Ailen và Úc ấy đã làm nhóm lên lòng sùng kính ĐMHCG tại Iloilo (1946) và Baclaran (1948).
Được biên tập bởi thầy Karl Gaspar, DCCT và Desiree A.B. Mendoza, cuốn sách gồm 8 bài luận của các chuyên gia thần học, lịch sử, xã hội học, nhân chủng học, tâm linh, vv .. Từ những quan điểm khác nhau, các tác giả giúp chúng ta hiểu được lịch sử, sự phát triển và ý nghĩa nơi lòng sùng kính không lay chuyển của người dân Philippines. Cuốn sách do Viện Linh đạo châu Á và DCCT Philippines phát hành.
Tập sách trình bày lòng sùng kính với một cái nhìn mới, sâu và rộng hơn, một phần do xã hội Giáo hội và xã hội Philippine đang có những tiến triển. Sự nhiệt tình ấy đã không lu mờ đi, đó là điều chắc chắn, và thậm chí lòng sùng kính ấy còn đi theo những người lao động Philippines ở nước ngoài .
Dưới đây là tiêu đề một số chương trong sách, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan:
“Lòng sùng kính Mẹ HCG ở Phi-líp-pin: Suy tư từ Hiện tượng luận và thần học” của Amado L. Picardal DCCT; “Hãy làm thế giới biết Mẹ: Làm sao lòng sùng kính ĐMHCG phát triển mạnh mẽ ở Philipines” của Trizer Dale Mansueto; “Ôm lấy Lòng từ bị của ĐMHCG: Vị trí đặc biệt của việc làm tuần cửu nhật kính ĐMHCG trong vô số sùng kính Đức Mẹ ở Philippines” của Karl M. Gaspar DCCT; “Đánh giá sự liên quan của lòng sùng kính ĐMHCG tại Phi Luật Tân ngày nay: Một góc nhìn từ khoa học xã hội” của Manuel Victor J. Sapitula;
Và cũng để đánh dấu dịp kỷ niệm 150 năm này, Hội nghị Quốc tế DCCT vùng Philippines và Á-Úc sẽ nhóm họp từ ngày 24 – 27/4 tại Đền thánh ĐMHCG ở Baclaran.
CSsR news (từ Inquirer.net)