ÔNG MÔSÊ VÀ 5 CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN CỦA BỘ KINH THÁNH

Nếu quả quyết Môsê không phải là tác giả của 5 cuốn sách đầu tiên trong bộ Thánh kinh ( ngũ kinh ), thì hoặc là (1) Chúa Kitô không biết ai là tác giả thực khi Người trích dẫn lời Môsê, hoặc (2) Người nói dối, hoặc (3) chúng ta không thể tin lời Gioan hay Luca khi Chúa Giêsu trích dẫn Môsê.

     Thực ra còn có một trường hợp thứ tư nữa.

    Theo các sách tin mừng, Chúa Giêsu chỉ nhắc lại truyền thống Do thái khi nói Môsê như là tác giả của 5 cuốn đầu tiên trong bộ Thánh kinh, và Người không có ý quyết định một câu hỏi có tính cách kỹ thuật dành cho các học giả Thánh kinh.

     Mặc dù có một số đoạn có thể liên quan tới một quãng thời gian nào đó trong cuộc đời của Môsê,nhưng nhiều phần trong những cuốn sách này cho thấy  – bằng cách này hay cách khác – Môsê ( có lẽ sống vào thế kỷ 13 trước Chúa Kitô ) không hẳn là tác giả. Chỉ đan cử một thí dụ nhỏ: Môsê hẳn không thể nào mô tả cái chết và việc mai táng chính ông (Đnl 34)!

     Vấn nạn này nhắc chúng ta rằng cần phải hiểu vẫn đề theo lối người đương thời có lẽ đã hiểu.

     Xin đưa ra mộ thí dụ lấy từ tin mừng Matthêu (12:40). Chúa Giêsu nói, “ Cũng như ông Gioan ở trong bụng cá voi ba đêm ngày, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày ”. Chúa Giêsu nói như thế không có nghĩa là Người tin rằng ông Gioan thực sự đã bị kình ngư nốt vào bụng, ở trong đó ba đêm ngày rồi được nhả lên bờ. Chúa Giêsu chỉ sử dụng một câu chuyện, một dụ ngôn của các ngôn sứ mà các thính giả của Người hẳn đã quen thuộc, để nói về cái chết và sự phục sinh của Người.

     Ngoài ra, nếu bạn đã quen với văn chương Thánh kinh, bạn biết rằng việc gán một tác phẩm cho một nhân vật nổi tiếng, có thể là quá vãng đã lâu, là một kỹ thuật văn chương phổ biến. Chẳng hạn, vua Salomon, mất năm 920 trước Chúa Kitô, là một ông vua khôn ngoan trong truyền thống Do thái, danh tiếng lẫy lừng vượt ra khỏi ranh giới vương quốc của ông, như chúng ra đọc thấy trong sách 1 Vua và 2 Sử biên niên. Các tác giả muộn thời trong truyền thống khôn ngoan Do thái không ngần ngại gọi Salomon là tác giả các tác phẩm của họ, mặc dầu các tác phẩm ấy được viết vào những thế kỷ mãi về sau.

     Sách Châm ngôn (1:1) tự giới thiệu là “ Châm ngôn của Salomom ,” và sách Diệu Ca (1:1) viết là được soạn thảo “ bởi Salomon .” Nhưng cả hai cuốn sách này chỉ được viết, hay ít nhất là được đặt chung với nhau trong hình thức như chúng ta có bây giờ, hơn 400 năm sau khi vị vua già mãn phần.

     Ở đây chăng rc ó gì là lừa gạt hay hoài nghi. Mọi người đều nhìn nhận đó là một cách dễ hiểu nhất để gán một tác phẩm của ai đó cho những truyền thống đã có trước. Cũng vậy, chẳng ai thấy khó khăn gì khi nói sách Sáng thế , Xuất hành, Lêvi, Dân số, và Đệ nhị luật là “ sách của Môsê ”, vì tất cả những sách này đều nhằm minh giải và khai triển lề luật và giao ước mà Thiên Chúa từ khởi thủy đã mặc khải cho nhân vật anh hùng này trong lịch sử Do Thái.

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

Đọc thêm:

1. Hội Thánh và Sách Thánh

2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin

3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh

4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?

5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản

6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)

7. Nguyên tổ loài người

8. Nhiều Ađam, nhiều Eva?

9. Cám dỗ trong Vườn địa đàng

10. Con quỷ hay con rắn

11. Trái đất bao nhiêu tuổi?

12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất

13. Tuổi của dòng giống loài người

14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ

15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “

16. Tiến hóa và linh hồn

17. Thần học có dựa trên khoa học không?

18.Ngôi vị nào là đấng tạo hóa.

Edit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.