Hà Tĩnh – nỗi niềm người dân biển

Thái Hà (29.06.2016) – Vì Dân (Danlambao) – Do có quá ít thông tin về Hà Tĩnh những ngày qua, tôi đã khăn gói ra tận nơi để tìm hiểu và nhận ra nhiều sự thật đáng sợ hơn những gì mình hình dung và biết được qua sách báo!

Cảm nhận ban đầu là quang cảnh ở đây rất đẹp, cát trắng xóa, bờ biển trải dài nhiều cây số. Có thể đẹp ngang với biển Mũi Né ở Phan Thiết, thậm chí đẹp hơn, do còn hoang sơ, ít nhà hàng, resort… Còn so với Vũng Tàu thì nơi đây tuyệt vời hơn nhiều!

Theo người dân tại đây thì trước đây cứ 4h chiều là khách xuống kín biển. Thế nhưng sau tin cá chết và biển nhiễm độc, khách du lịch đã không đến Thạch Hải tắm nữa.

Liền sau đó tôi thấy một nhóm trẻ em mặc áo phao chạy xuống biển (hình 1 và hình 2). Quá bất ngờ, vì không nghĩ là có ai dám cho trẻ em xuống đây tắm vào thời điểm này. Hơn nữa nhiều bài phóng sự quốc tế khẳng định trẻ em đã không dám xuống biển Hà Tĩnh. Vội vàng, tôi đến hỏi người trông trẻ ở đây thì được trả lời rằng: “Hiện chính quyền chưa công bố nguyên nhân cá chết, chưa trả lời vì sao cá chết thì cứ ra đây tắm bình thường, trẻ em cần nơi vui chơi mà. Khi nào có xác định nguyên nhân chính xác thì mới biết được!”. “Phó chủ tịch tỉnh còn nói dân yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng mà, huống gì ở đây cách Vũng Áng hơn 60 cây số!”

H1
H2
 Tôi không cãi lý với những người này được. Nên lại đi dọc bờ biển hỏi thăm tình hình của ngư dân ở đây.
Hàng trăm chiếc thuyền, ghe, thúng nằm phơi nắng suốt gần 3 tháng qua (hình 3, hình 4). Chính quyền có hỗ trợ 5 triệu/ thuyền và 3 triệu/ thúng. Cùng vài chục ký gạo cho mỗi gia đình 5-6 nhân khẩu.
H3
tempdanlambao
Người dân miền biển này trước đây thu nhập rất cao, cứ mỗi ngày ra biển đánh cá là có 3-4 triệu, nhiều khi may mắn thì trúng cả chục triệu. Ít nhất cũng được 1 triệu trả tiền xăng dầu vẫn còn dư 500 nghìn. Mọi người cứ nhìn những ngôi nhà khang trang mà tôi chụp được trên đường ven biển là có thể đánh giá được thu nhập của người dân ở đây (hình 5, 6, 7).
H5H6H7

Vậy giờ biển chết thì các anh làm gì để sống?

Một số thì bỏ đi Sài Gòn, Hà Nội làm thuê, một số làm thợ nề, thợ hồ ngoài trung tâm Hà Tĩnh… Thôi thì đủ thứ nghề để tìm miếng cơm manh áo.

Và một số thì VẪN RA BIỂN ĐÁNH CÁ, CÂU MỰC.

Đến đây thì lại gây tò mò. Anh Chiến, một ngư dân lâu năm cho biết:

“Người trẻ thì có thể đi xa lập nghiệp, nhưng 40-50 tuổi thì biết làm gì mà sống, nhiều người đi biển từ năm 10 tuổi đến nay đã hơn mấy mươi năm. Gia đình vợ con sống được là nhờ cả vào biển. 

Cá biển chỉ CHẾT GẦN HẾT, vì lâu lâu vẫn bắt được vài ký đem vào bán cho bà con hàng xóm. 

Người ngoài thành phố (Hà Tĩnh) họ không mua cá chứ người ở đây vẫn mua để giúp nhau. Con cá nào còn tươi thì mình ăn, con nào nhìn có vấn đề thì nấu chín rồi băm ra cho chó mèo, gà vịt ăn.

Cá biển thì ít, chủ yếu là đi câu mực, hiện mực vẫn còn nhiều, nhưng không được giá. Mực thì chỉ còn mực lá chứ mực ống cũng không còn. Mực lá ngày xưa 200 nghìn/ký, giờ bán được 110 nghìn/ký. Nhưng sang tháng sau cũng hết mực thôi.”

Chết thì ai chẳng sợ, biển nhiễm độc thì ai chẳng sợ, nhưng bỏ biển họ sống bằng gì? Tiền, gạo trợ cấp thì được bao nhiêu?

Chi phí đóng thuyền là 50 triệu, lưới chất ba là 20 triệu/vàng, mỗi thuyền 5 vàng (hình 8). Vậy là 150 triệu tâm huyết đang phơi sương phơi nắng! (Trong hình 9: anh Chiến đang chỉ vào vết nứt do thuyền bị phơi nắng suốt 3 tháng nay.) Cần câu kiếm cơm mà ai dám bỏ? Bỏ rồi cơm ăn với gì?

H8H9

“Nỗi đau này cũng như là uống thuốc độc tự tử vậy, mình uống chết không sao, nhìn con cái, gia đình mình uống mà không biết làm sao thì nó đau thấu gan, thấu ruột. Đôi lúc nhìn con bới cơm mà nước mắt cứ chảy lưng tròng!”

Càng nói chuyện lại càng thấy bế tắc, chẳng giúp anh được gì, tôi thơ thẩn đi lang thang một đoạn nữa thì gặp ông chú (quên không hỏi tên). Lại bắt chuyện, lại nghe chú kể về nghề biển, chú nói rằng tháng trước cá chết dạt vào bờ rất nhiều, tháng này thì đỡ rồi (vì còn đâu nữa mà chết). Rồi chú chỉ xuống chân: “chiều giờ tôi nhìn xác con cá này mà đau lòng, có lẽ nó là cái xác cuối cùng trôi vào đây” (hình 10).

H10

“Tôi thật sự mong chờ câu trả lời từ phía chính quyền, công bố nguyên nhân rõ ràng, để còn lập kế hoạch cứu dân, cứu biển”, chú nói.

Hình 11, 12, 13, 14: Phía xa xa, vài ngư dân đang đẩy thuyền ra biển, tìm những con cá cuối cùng làm nguồn sống!

H11H12H13H14

Và xa hơn, nhà máy kia vẫn đang xả thải mà không ai ngăn chặn…

Rồi xa hơn nữa là những kẻ im lặng trên cái chết của đồng bào, của nhân dân, của những ân nhân đã giúp họ giành lấy đất nước này!

Nhìn hình 11, 12, “các ngài” ở trên nghĩ gì khi thấy những đứa trẻ phải lội xuống biển độc giúp ông mình đi đánh cá, mang chất độc về cho cả nhà ăn?

Còn nhiều, nhưng chẳng muốn viết nữa!

Càng viết ra càng uất ức!

Ngày 25/06/2016, Biển Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh (cách Vũng Áng 60km về phía Bắc).

Nguồn: danlambao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.