Góp ý của một bạn trẻ thường xuyên tham dự thánh lễ tại Thái Hà

Thái Hà (21.11.2016) – Qua hộp thư trên website nhathothaiha.net, chúng tôi nhận được những dòng viết sau của một bạn trẻ có tên Hương Đỗ.

Nhận thấy tâm tình của bạn Hương Đỗ rất hữu ích cho những ai tới nhà thờ tham dự thánh lễ, nhất là những ai thường xuyên tham dự thánh lễ tại nhà thờ Thái Hà.

————————————–

Kính gửi quý cha, quý thầy

Con là giáo dân thường lui tới Thái Hà.

Xin các cha giúp con đăng bài này lên trang web http://nhathothaiha.net/ nếu có thể. Con xin chân thành cảm ơn.

“Gửi tới những người giáo dân giống như con.

Ngày thứ Bảy và Chúa nhật tại nhà thờ Thái Hà luôn quá tải người đến tham dự thánh lễ. Do vậy, Nhà Dòng mời gọi mọi người không ngừng cầu nguyện để nhà cầm quyền trả lại tu viện và các cơ sở khác của Dòng để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tâm linh cho người dân
Ngày thứ Bảy và Chúa nhật tại nhà thờ Thái Hà luôn quá tải người đến tham dự thánh lễ. Do vậy, Nhà Dòng mời gọi mọi người không ngừng cầu nguyện để nhà cầm quyền trả lại tu viện và các cơ sở khác của Dòng để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống tâm linh cho người dân

Con năm nay 22 tuổi, là giáo dân đã lui tới Thái Hà để dự lễ và tham gia hội đoàn được hơn 10 năm.

Con luôn cảm nhận thấy ở nơi đây một tinh thần sốt sắng, sự bình an và lòng mộ đạo nơi các giáo dân. Mỗi cuối tuần đi lễ con chỉ muốn được nán lại sau giờ lễ để tâm lắng lại, dâng mọi sự lên cho Chúa sau những ngày sống mệt mỏi bên ngoài. Con cảm thấy an toàn giữa những người giáo dân đang cầu nguyện bên cạnh mình.

Tối Chủ Nhật ngày 6 tháng 11 năm 2016, vì lý do bất khả kháng, con đi lễ muộn. Vì vậy con phải ngồi ngoài sân, phía cuối nhà thờ gần cổng chính. Một buổi lễ làm cho con thực sự thất vọng!

Hóa ra không khí phía bên trong và bên trên sẽ khác với không khí bên dưới ngoài sân. Suốt từ đầu đến cuối giờ lễ, có những bà mẹ ngồi sử dụng điện thoại nhắn tin, cứ khoảng 5 – 10 phút chuông lại báo rất to mà thậm chí không ý thức cần phải tắt tiếng, chốc chốc lại nói chuyện ríu rít với đứa con nhỏ, và buôn chuyện xã hội với người chị em bên cạnh. Có những nam thanh niên cười nói từng cặp, không ngừng nghỉ, không biết họ nói với nhau những chuyện vui gì! Góc nọ, góc kia, lắng nghe chỗ nào cũng thấy tiếng nói chuyện. Ồn nhất là khi cha giảng lễ và đỉnh điểm là cuối giờ lễ sau khi rước Mình Thánh Chúa xong. Tiếng người nói chuyện cười đùa giữa lễ có khi còn to hơn tiếng cha giảng, và dâng lên thành cơn vào lúc cuối giờ khi cha đọc thông báo. Con cảm giác như mình đang ngồi trong một rạp xiếc vậy, hoặc nói nhẹ hơn thì giống như một đám cưới ngoài đời. Trong khi đó những người muốn sốt sắng tham dự thánh lễ vẫn kiên nhẫn, thinh lặng làm như không có chuyện gì xảy ra. Con cảm nhận được sự khó chịu từ một số giáo dân nghiêm túc, nhưng họ chỉ thể hiện ra bên ngoài một chút xíu, không đủ để làm cho những người gây ồn nhận ra. Nếu không vì đức bác ái, rất có thể lúc ấy con đã phản ứng ra ngoài với người chị em đằng sau lưng.

Nếu đến để ngồi buôn chuyện, chúng ta đi lễ để làm gì?

Chúa nói: “Phải chi ngươi nóng hẳn hay lạnh hẳn đi. Nhưng vì người cứ hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa người ra khỏi miệng Ta .” ( Kh 3: 15-16)

Nếu để đi lễ được, mà cố gửi xe ngoài ngõ làm tắc đường của những người giáo dân khác, vào ngồi lễ chúng ta có được bình an không?

Ghế nhà thờ có đàng hoàng và đầy đủ, cớ sao phải dựng xe tận ngoài cổng nhà thờ để ngồi tham dự thánh lễ?

Một ngày Online Facebook và dành bao nhiêu thời gian cho thư giãn và tiêu khiển? Cớ sao phải đi lễ muộn, về lễ sớm? Rút cục ta làm được gì với những phút ít ỏi tiết kiệm từ việc ăn bớt giờ lễ ấy?

“Không có ơn nào từ trời xuống mà không qua tay Mẹ.” Tại sao được chúc bình an xong ta liền bỏ về? Hát một bài dâng Mẹ có 3 phút, khó đến thế vậy sao?

Có bao giờ ta ý thức được tất cả những điều ấy làm ảnh hưởng đến anh chị em xung quanh không?

13886957_1107719812656042_4755392395588259100_n
Các thánh lễ vào ngày thứ Bảy và Chúa nhật, nhất là các thánh lễ tối, giáo dân luôn phải ngồi ngoài để tham dự

“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?”

Con vẫn cứ ngỡ rằng, rằng giữa một xã hội mà niềm tin đã mất, thất vọng tràn lan, người đối xử với nhau không còn nhân tính, thì Giáo Hội sẽ đem đến niềm tin và sự hy vọng. Con cứ ngỡ rằng, trước những bất công xã hội, và biết bao nỗi đau của đất nước, chính Ki tô hữu phải là những người thao thức và hành động. Con tưởng rằng, khi cảm thấy lạc lõng và cô độc giữa đời, có thể quay trở về với Mẹ Giáo Hội, khi ấy sẽ tìm thấy sự ấm áp, niềm an ủi giữa những người anh chị em trong một đại gia đình. Cứ ngỡ rằng, “Là người Công Giáo, con phải yêu Tổ Quốc gấp bội”.

Buổi lễ làm con thất vọng, sau khi đã thất vọng ở một số nhà thờ khác suốt bao nhiêu năm nay. Con chỉ là một giáo dân nhỏ bé, bất lực không làm được gì. Mong rằng những dòng này của con có thể tác động phần nào đến tâm trí những ai đang đọc. Con thực tâm muốn cho Giáo Hội nơi con ở được phát triển, những vết thương trong lòng xã hội xoa dịu nên mới viết, chứ không hề lên án hay công kích cá nhân.

Lễ Chúa Ki tô Vua, kính chúc quý cha, quý nam nữ tu sỹ và những người giáo dân đọc những dòng này của con có một đời sống thiêng liêng sốt sắng, để “Khi con người đến trong vinh quang để phán xét mọi dân nước”, tất cả chúng ta được gặp lại nhau trên quê Trời.”

Từ: Huong Do <dothanhhuong63@gmail.com>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.