NGÔI VỊ NÀO LÀ ĐẤNG TẠO HÓA

Thánh Phaolô viết về Đức Giêsu, “ Trong người, mọi vật trên trời dưới đất được tạo thành” ( Cl 1:16 ). Nhưng chúng ta đọc trong kinh Tin kính, “ Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất”. Thế rồi trong bài thánh thi kính Chúa Thánh thần, chúng ta lại hát, “ Lạy Chúa Thánh thần, Đấng tạo dựng, xin hãy đến.” Vậy thì cả ba đều là Đấng Tạo hóa ư?

     Phải nhìn nhận rằng, là thụ tạo hữu hạn, chúng ra không thể “ giải thích ” thỏa đáng bán tính hoặc hoạt động của Ba ngôi Thiên Chúa.

     Trong thực tế, tất cả những gì chúng ta biết về Ba ngôi là từ suy tư thần học và thiêng liêng của Hội thánh về hai nguồn: Chúa Giêsu đã nói gì về mối tương quan giữa Người với Chúa Cha và Chúa Thánh thần, và Kitô hữu – xét theo cá nhân cũng như tập thể – đã cảm nghiệm như thế nào về Cha, Con và Thánh thần trong cuộc đời họ.

     Chắng hạn, Chúa Giêsu nói về việc gửi Thánh thần. Chúng ta đọc thấy trong nhiều đoạn Thánh kinh, các Kitô hữu hoàn toàn ý thức rằng hành động của họ là do Chúa Thánh thần soi sáng và hướng dẫn ( xc. Cvtđ 10:44; 11:12; 13:2 và nhiều thí dụ khác).

     Dần dần, bằng nhiều cách khác nhau,ở bên Đông cũng như bên Tây, Hội thánh bắt đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa sự sống của Ba ngôi với những hoạt động ad intra – sự sống nội tại của Thiên Chúa, và với những hoạt động ad extra – hướng ngoại, tức là những gì Thiên Chúa làm ở bên ngoài Người, trong việc tạo dựng.

     Khi Ba ngôi tương quan với nhau một cách nhiệm mầu như là “ các Ngôi vị,” thì Cha, Con và Thánh thần – Đấng nhiệm xuất từ Cha và Con – cùng một bản tính Thiên Chúa. Mỗi Ngôi vị là một khác biệt, nhưng mỗi Ngôi đều thực sự là Thiên Chúa. Từ cách nhìn này, mọi hoạt động của Thiên Chúa liên quan đến việc tạo dựng, bao gồm chính việc dựng, cũng là hoạt động của cả Ba ngôi. Bởi vì chỉ có một bản thể Thiên Chúa, nên không Ngôi vị nào hoạt độc lập. Bất cứ điều gì được thực hiện bên ngoài mối tương quan đồng hữu của các ngài, thì tất cả Ba ngôi đều làm. Như vậy, sẽ xác đáng và cần thiết khi nói rằng Cha, Con và Thánh thần đều tham dự vào công trình tạo dựng, và trong tất cả những gì duy trì và tác động đến việc tạo dựng.

     Đồng thời, như Thiên Chúa mặc khải chính mình trong Thánh kinh, có những haotj động riêng biệt của Thiên Chúa được gán cho Ngôi này hoặc Ngôi kia trong Ba ngôi. Hoạt động bên ngoài của Thiên Chúa được xem là thích hợp cho một Ngôi xét theo “ vị trí ” của Ngôi đó trong sự sống nội tại của Ba ngôi. Chúa Cha, vì không có khởi nguồn trong Ba ngôi vĩnh cửu nên được liên kết với quyền năng và tạo dựng. Chúa Thánh thần, được coi là sự hiệp nhất tình yêu giữa Cha và Con,nên dược liên kết với sự thánh thiện, nguồn an ủi, tất cả những gì mà kinh nghiệm con người có được sinh ra từ đời đời, không phải như một thụ tạo, nhưng như sự chia sẻ bản tính Thiên Chúa với Chúa Cha. Những phẩm tính như tình yêu hiếu thảo đối với Chúa Cha được gán cho Người. Là lời mặc xác phàm, nơi Người, nước trời được mặc khải là đang hiện diện trong cuộc sống con người.

     Trong khi chỉ có Chúa Con mặc lấy bản tính nhân loại và đi và vinh quang vĩnh cửu qua mầu nhiệm Vượt qua là cái chết và sự sống lại, thì tất cả Ba ngôi đều tham gia và hoạt động trong cuộc đời và công trình cứu độ của Chúa Giêsu. Ở đây chúng ta không thể đưa ra những tham khảo Thánh kinh cho tất cả những chân lý này. Nhưng việc nghiên cứu nghiêm chỉnh một ít đoạn Cựu ước và Tân ước sẽ đem lại ít nhiều ánh sáng về một Thiên Chúa, về sự sống nội tại và hoạt động ngoại tại của Thiên Chúa Ba ngôi.

 

Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay

Tác giả: John J. Dietzen

Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP

Đọc thêm:

1. Hội Thánh và Sách Thánh

2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin

3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh

4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?

5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản

6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)

7. Nguyên tổ loài người

8. Nhiều Ađam, nhiều Eva?

9. Cám dỗ trong Vườn địa đàng

10. Con quỷ hay con rắn

11. Trái đất bao nhiêu tuổi?

12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất

13. Tuổi của dòng giống loài người

14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ

15. Tiến hóa ” còn hơn là một giả thuyết “

16. Tiến hóa và linh hồn

17. Thần học có dựa trên khoa học không?

Edit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.