Thái Hà (29.7.2015) – 77 năm trước đây, các nhà thừa sai Dòng CTT đã tới Siam- một vùng đất chìm ngập trong thần bí Phật Giáo cùng với văn hóa đàn áp người Công giáo. 8 năm sau, năm 1956 Cha Leo Travis đến và cộng tác với các thừa sai tại nơi đây. Giờ đây, ở tuổi bát tuần, Cha Leo đã phục vụ tại Thái Lan gần 59 năm trong nhiều vai trò khác nhau. Ngài lịch thiệp đồng ý chia sẻ cho chúng tôi cách mà lòng sung kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG) được lan rộng trên khắp đất nước chùa tháp này.
Việc sùng kính ĐMHCG hiện diện tại Thái Lan khá dễ dàng và thuận lợi. Hai Cha sáng lập gồm có ĐGM Clarence Duhart và Cha Roger Godbout đã rao giảng về linh ảnh ĐMHCG ở Hoa Kỳ trước khi đến Thái năm 1948. Khi hai vị đến làng Xiang Minh ở đông bắc Thái, các ngài đã thấy có một ngôi đền ngay trong nhà thờ rồi nên đã đặt bức ảnh ĐMHCG vào trong nhà thờ và bắt đầu chăm sóc những ngôi làng khác gần bên. Các cha kính mến linh ảnh, giáo dân cũng quý trọng linh ảnh và kể cho gia đình cũng như bạn bè của họ nghe biết về linh ảnh. Người Thái rất quý mến các Cha và yêu mến lòng sùng kính ảnh ĐMHCG.
Ở khu vực mà Tòa thánh giao cho các thừa sai DCCT chăm sóc thì không có nhà thờ nào còn nguyên vẹn. Tất cả đã bị phá hủy trong giai đoạn bách hại. Ở những ngôi làng có số tín hữu Công giáo vừa đủ thì các Cha tiến hành xây dựng nhà thờ cho họ. Dĩ nhiên không thể thiếu linh ảnh ĐMHCG cùng với việc làm lòng sùng kính linh ảnh hàng tuần. ĐGM Duhart và các thừa sai DCCT thiết lập ra những nhiệm vụ cho giáo xứ và truyền bá linh ảnh ĐMHCG nơi những giáo phận khác nữa. Lấy việc sùng kính làm trung tâm, cha Godbout và Cotant bắt tay xây dựng nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Bangkok. Một trong những sứ mạng của giáo xứ là đem phổ biến lòng sùng kính linh ảnh ĐMHCG ở nhiều nhà thờ khác trên nước Thái. Cho tới ngày nay, đã có nhiều chương trình làm tuần cửu nhật, một số làm bằng tiếng Anh và số khác làm bằng tiếng Thái, diễn ra đều đặn các ngày thứ 4 tại nhà thờ Chúa Cứu thế ở Bangkok.
Tôi cho những ơn huệ đặc biệt đều đến từ ĐMHCG, nhưng ở đây tôi sẽ chia sẻ hai phép lạ. ĐGM Phimphisan mong muốn xây dựng một chủng viện ở Udon. Ngài không có tiền, và tôi hỏi xem Ngài cần bao nhiêu. Ngài nói cần 50 dola để làm vốn xây dựng ban đầu. ĐGM George viết thư xin tài trợ từ 3 tổ chức lớn ở Châu u, trong đó có một tổ chức ở Roma có tiếng trong việc tài trợ cho các giáo phận truyền giáo. Tuy nhiên, những tổ chức đó viết thư hồi đáp và nói họ không thể giúp đỡ vì họ đã ngưng hình thức tài trợ cho việc xây dựng mà dùng tiền đóng góp đó để giúp đỡ người nghèo khó. Lúc đó, tôi rất buồn bã và đã làm lòng sùng kính ĐMHCG ở nhà thờ chánh tòa. Tôi đã đọc chương nói về tiên tri Haggai, trong đó TC nói với Haggai là xây đền thờ cho Ngài, vì Chúa sẽ làm rung chuyển mặt đất cho có vàng, bạc, gỗ, v.v Trong bài giảng của mình, tôi cũng nhắc mọi người là chúng ta phải cầu xin với Mẹ Maria để Mẹ thầm thĩ với Giesu hãy làm rung chuyển mặt đất thêm lần nữa. Hai tháng sau, ĐGM bắt đầu nhận được thư từ những tổ chức trước đây. Nhiệm màu thay, cả ba tổ chức đã đổi ý và họ đồng ý gửi tiền trợ cấp tới để hỗ trợ xây dựng. Nhờ vậy mà ĐGM George đã có thể xây dựng chủng viện và nó khánh thành năm 1982. Giờ đây chủng viện đã đào tạo ra 20 linh mục giáo phận.
Một phép lạ khác cũng do lời chuyển cầu của ĐMHCG diễn ra tại nhà thờ Chúa Cứu thế ở Bangkok. Lúc đó, tôi đang lo hôn lễ cho một cặp đôi là một chị người Công giáo kết hôn với một anh người Phật giáo. Hôn lễ được công nhận trên giấy tờ là giữa hai người thuộc tôn giáo khác nhau. Và về phía đàng trai không thấy nói gì đến việc trở lại đạo Công giáo. Chúng tôi hoàn tất thủ tục giấy tờ vào thứ Tư cũng là lúc làm lòng sùng kính ĐMHCG với nhà thờ chật kín, thánh ca, hương trầm và lời cầu. Chị vợ ngỏ ý với vị hôn phu cùng nhau vào nhà thờ một lát. Chị đưa cho anh ta tờ giấy đọc kinh và họ quỳ gối. Anh ta nhìn vào tờ giấy rất chăm chú. Khi bước ra khỏi nhà thờ, anh ta hỏi người vợ sắp cưới xem đám cưới có thể hoãn lại được không, và nói “Anh muốn trở thành người Công giáo như em.” Rồi anh ta gọi cho tôi ngày hôm sau nói muốn học giáo lý tân tòng và giờ anh ta trở thành một người Công giáo rất ngoan đạo. Tôi gọi đó là một hôn lễ nhiệm màu. Anh chồng giờ đã mất nhưng đã có một đời sống đức tin rất tốt.
Fr. Leo Travis, CSsR
Trung Phạm, dịch từ cssrredemptoristi.com