Bác sĩ Ruth Pfau: ‘Nữ chiến binh’ dành cả thanh xuân trị bệnh phong cứu người
Bác sĩ Ruth Pfau là một lương y, một nữ tu, một người hùng cho tại đất nước Pakistan (Trung Đông). Bà đã mở ra một chương mới trong điều trị bệnh phong tại đất nước này, giúp đẩy lùi bệnh phong, xóa bỏ kỳ thị đối với người bệnh.
Không thể không thừa nhận rằng người Đức rất giỏi, và bác sĩ Ruth Pfau cũng không ngoại lệ. Hôm nay nếu để ý, bạn sẽ thấy Google vinh danh bà trên trang chủ á, kỷ niệm 90 năm ngày sinh của bà (1929-2017).
Trong suốt cuộc đời mình, bà đã có 55 năm cống hiến cho nhân loại trong nghề y để đẩy lùi bệnh phong, một căn bệnh mà nếu nói đến, có lẽ hình ảnh đầu tiên chính là nhà thơ nổi tiếng Việt Nam – Hàn Mặc Tử.
Duyên cớ đã đưa bà đến với việc điều trị bệnh phong Pakistan
Khi chuẩn bị để đi đến đất nước Ấn Độ, nữ bác sĩ Ruth Pfau bị kẹt lại ở Pakistan bởi làm thị thực gặp vấn đề và chuyến viếng thăm khu khám bệnh phong Marie Adelaide tại thủ đô Karachi đã thay đổi cuộc đời bà.
Trong lịch sử, những người bị mắc bệnh phong đều bị hắt hủi, kỳ thị do nó lây lan và trông khá là ghê, do vi khuẩn gây ra và y học hiện đại ngày nay đã tìm ra cách chữa trị và ngăn ngừa lây lan sang người khác.
Bác sĩ Pfau đã rất bất ngờ khi thấy một người chỉ khoảng tuổi bà, (lúc đó bà còn rất trẻ, chỉ 29 tuổi) nhưng phải bò bằng tay và chân vào trong phòng khám và dường như chấp nhận số phận của việc này.
Những hoạt động và cống hiến để đời
Năm 1960, bà quyết định dành phần còn lại của cuộc đời mình cho người dân Pakistan và cuộc chiến chống lại dịch bệnh phong.
Năm 1963, bà thành lập nhà thương Marie Adelaide chuyên săn sóc các bệnh nhân phong và đào tạo các nhân viên y tế săn sóc chữa trị cho bệnh nhân phong.
Năm 1965, bà bắt đầu khóa học Kỹ thuật trị bệnh phong đầu tiên của Pakistan và giáo dục cộng đồng về sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này.
Bà quyên góp ở Đức và Pakistan và hợp tác với nhiều bệnh viện khác nhau, xây dựng mạng lưới hơn 150 trung tâm y tế hiện đại, vị vật lý trị liệu, xưởng sản xuất tay chân giả và nhà cho người khuyết tật.
Năm 1979, bà được bổ nhiệm làm Cố vấn Liên bang về Bệnh phong cho Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội của Chính phủ Pakistan.
Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á kiểm soát bệnh phong, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của bà.
Tiến sĩ, bác sĩ Ruth Pfau thường được so sánh với Đức mẹ Teresa ở Calcutta, một vinh dự cao quý của người theo đạo. Bà nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế cho cống hiến trọn đời của mình cho nhân loại.
Bà qua đời tại Karachi, hưởng thọ 87 tuổi. Lễ tang của bà được tổ chức long trọng theo nghi thức cấp nhà nước tại Pakistan. Bà là người làm nghề y đúng chuẩn lời ông bà mình nói “Lương y như từ mẫu” các bạn nhỉ?
Nguồn tham khảo: Wikipedia, VNReview, Laodong