Chúa Nhật IV MC.C: Về lại với Chúa là Đấng giầu lòng thương xót

Thái Hà (05.03.2016) – Suy niệm Lời Chúa trong Chúa Nhật IV Mùa Chay, Năm C

 Lời Chúa: Lc 15,1-3.11-32

 “Thưa Cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha, chẳng còn đáng gọi là con Cha nữa!”(Lc 15,21)

 Suy niệm:

Từ thời các Giáo phụ, người con “hoang đàng” trong dụ ngôn đã được hiểu là hình ảnh chư dân (dân ngoại – tội nhân – bên ngoài), người con cả là dân Chúa (Do Thái – dân thánh – bên trong), và người Cha đầy lòng bao dung là Thiên Chúa.

nguoi-cha-nhan-hau

Minh họa. Ảnh google:

Khi kể dụ ngôn này, Chúa Giêsu cho thấy hình ảnh và thái độ của Người Cha đối với các con, nhất là với “đứa con hư hỏng”, xem ra nghịch lý và không tưởng theo tính tự nhiên của loài người. Người ta khó chấp nhận người cha khi biết con sẽ phung phá tài sản mà vẫn cứ trao, biết nó bỏ đi mà không cản trở, rồi ngày ngày lại ra ngõ ngóng trông nó trở về, càng nghịch lý hơn, là khi nó trở về, ông còn cho nó lại cái nó đã vất bỏ đi và mở tiệc ăn mừng “thằng con trở về”…

Nhưng chính cách hành xử của ông đối với cả hai đứa con, lại tỏ cho thấy đó mới thật là một Người Cha đầy lòng thương xót với một tình yêu lớn hơn sự dữ, mạnh hơn sự chết, một trái tim rộng lượng bao dung, vĩ đại vô cùng và hoàn toàn “nhưng không”, hằng tuôn chảy bất chấp tội lỗi của con cái vì ông biết lòng thương xót và sự bao dung sẽ thức tỉnh lòng các con. Chính tình yêu của người Cha dõi theo người con trên mọi nẻo đường của nó và sức mạnh của tình yêu ấy thôi thúc nó trở về. Điều xem ra nghịch lý lại là cái thuận lý của một tình yêu vô cùng vô đối, và đó là “Dung mạo lòng thương xót” của Chúa Cha mà Chúa Giêsu muốn nói với nhân loại.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Dụ ngôn này chất chứa một giáo lý sâu sắc cho tất cả chúng ta. Chúa Giêsu khẳng định rằng lòng thương xót không chỉ là một hành động của Chúa Cha, nó trở thành một tiêu chuẩn để xác định ai là con cái thực sự của Ngài. Nói vắn tắt, chúng ta được mời gọi để để tỏ lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được thể hiện ra cho chúng ta trước. Tha thứ cho các sai phạm trở thành diễn đạt rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với Kitô hữu chúng ta, đó là một mệnh lệnh mà chúng ta không thể thoái thác cho chính mình.” (DMLTX, số 9).

 Bài học:

 Hỏi:   Chúng ta phải làm gì để đón nhận lòng thương

xót của Thiên Chúa ?

Thưa: Chúng ta phải nhìn nhậnvà thống hối tội lỗi

của mình để đón nhận lòng thương xót của

Thiên Chúa (GLHTCG,số 391; GLHT,số 417).

 Quyết tâm:

Can đảm sửa chữa những sai lầm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.