Trong loạt bài giáo lý tại các buổi triều yết ngày thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi người hãy đoàn kết trong đức tin để chữa lành các tệ nạn xã hội trong thế giới sau mùa đại dịch.
(Tin Vatican – Devin Watkins)
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý với chủ đề “Chữa lành thế giới”, tại buổi triều yết chung hàng tuần.
Sau khi bày tỏ sự vui mừng vì được gặp gỡ trực tiếp khách hành hương thay vì qua “màn hình trực tuyến”, Đức Thánh Cha lưu ý rằng đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật sự phụ thuộc vào nhau của chúng ta như thế nào “tốt hơn hay tệ hơn”.
Do đó, đoàn kết là chìa khóa để vượt qua khủng hoảng mà làm tốt hơn bao giờ.
Sự phụ thuộc và phụ thuộc lẫn nhau
Đức Thánh Cha cho hay tất cả nhân loại đều có chung một nguồn gốc là Thiên Chúa. Chúng ta sống cùng nhau trong ngôi nhà chung của chúng ta, “một ngôi vườn hành tinh mà Thiên Chúa đặt chúng ta nơi đó”, và chúng ta có cùng một đích chung trong Chúa Kitô.
ĐTC nói: “Nhưng khi chúng ta quên đi những điều này, thì sự phụ thuộc vào nhau của chúng ta sẽ trở thành một sự phụ thuộc vào những người khác! Chính sự gia tăng chênh lệch bất bình đẳng và thua thiệt làm suy yếu cái cấu trúc xã hội và làm phân hủy môi trường.”
Đoàn kết là một tư duy
ĐTC Phanxicô thừa nhận rằng từ ngữ “đoàn kết” có vẻ như đã bị lu mờ và hiểu nông cạn!
Nó không còn là “một số hành vi quảng đại đơn lẻ!” ĐTC nói, thực vậy đoàn kết bị hạn hẹp vào chuỗi suy tư chỉ nhắm “vào cộng đồng và ưu tiên cho cuộc sống của tất cả mọi người qua việc tiêu thụ hàng hóa của một số nhỏ làm chủ.”
Đức Thánh Cha nói, đoàn kết “là vấn đề của công bằng.”
Một sự phụ thuộc lẫn nhau lành mạnh và hiệu quả “cần được đâm rễ vững chắc nơi nhân tính và thiên nhiên mà Thiên Chúa tạo dựng nên; nó cần được tôn trọng con người và đất đai.”
Những sự đe dọa cộng đồng
Đức Thánh Cha tiếp tục suy ngẫm về câu chuyện Kinh Thánh về tháp Babel (Sáng 11: 1-9).
Khi nhân loại cố gắng vươn tới trời mà quên đi các mối quan hệ của nhân sinh với nhau, của thụ tạo và của Đấng sáng tạo, chúng ta kết hợp các ngôn ngữ thành một và xây dựng một tháp tòa chọc trời, nhưng chúng ta lại “phá bỏ cộng đồng” và “hủy diệt cái văn hóa tốt đẹp”.
Đức Thánh Cha nói: Một kết quả đáng tiếc khác là chúng ta kết nạp người khác vào lực lượng lao động, thay vì xây dựng một cộng đồng.
“Khi cổ phiếu mất giá trên thị trường chứng khoán, thì tất cả mọi cơ quan truyền thông đều nêu tin, ấy thế mà hàng ngàn người chết đói thì không một ai đoái hoài tới!”
Đa dạng và hài hòa
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay: Lễ Ngũ Tuần là câu trả lời và là phản đề của tháp Babel.
Khi hiện xuống trên cộng đoàn, “Chúa Thánh Linh đã kết hợp mọi sự nên một trong muôn hình dạng; Ngài tạo ra sự hài hòa”.
“Trong Lễ Ngũ Tuần, ” ĐTC nói, “Thiên Chúa tỏ mình ra và trao ban đức tin cho cộng đoàn hiệp nhất trong sự đa dạng và trong tình liên đới.”
Sự đa dạng đảm bảo cộng đoàn được thấm nhuần “hồng ân” giúp cộng đoàn ý thức rằng mỗi người là độc tôn và bảo đảm cộng đoàn khỏi nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ.
“Sự đoàn kết”, Đức Thánh Cha nói, “là con đường để hướng tới một thế giới hậu đại dịch, hướng tới việc chữa lành những căn bệnh xã hội và cá nhân của chúng ta. Không có con đường nào khác!”
Đoàn kết và nghĩa hiệp
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người hãy để đức tin hướng dẫn tình đoàn kết của chúng ta, hầu chúng ta có thể trao ban tình thương của Thiên Chúa cho anh chị em mình, để xây dựng cộng đoàn phát triển lành mạnh.
ĐTC cũng mời mọi người hãy tự hỏi: “Tôi có nghĩ tới tha nhân không? ”
“Giữa những khủng hoảng và thử thách, Chúa kêu mời chúng ta và đánh thức chúng ta hãy xiết chặt tình đoàn kết, một tình đoàn kết có khả năng mang lại sự bền vững, hỗ trợ và ý nghĩa cho những giờ phút mà mọi thứ dường như đã bị hủy diệt.”
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/258264.htm