Sự phục sinh là chiến thắng của lòng thương xót

Kỷ niệm Sự Phục Sinh của Chúa chúng ta vào Chúa Nhật Phục Sinh thường tập trung vào sự xuất thần tuyệt đối về chiến thắng của Ngài đối với sự chết. Trong suốt Tuần Thánh, chúng ta bị cuốn hút với các chi tiết về Cuộc Khổ Nạn kinh hoàng của Ngài. Khi chúng ta đến Lễ Phục Sinh, trái tim chúng ta gần như vỡ òa vì vui mừng rằng Chúa Giêsu đang sống và được chứng minh là Con Thiên Chúa.

Nói cách khác, chúng ta dễ dàng tập trung vào sự kiện Phục Sinh và bị choáng ngợp bởi sự kiện đó đến nỗi chúng ta không nghĩ gì nhiều về điều đó. Lòng thương xót của Chúa Nhật II Phục Sinh là bây giờ chúng ta bắt đầu suy gẫm về ý nghĩa của Sự Phục Sinh. Trình thuật Ga 20:19-31 giúp chúng ta bắt đầu.

Khi Chúa Giêsu xuất hiện một cách kỳ diệu giữa các tông đồ, chúng ta thấy họ giam mình trong một căn phòng “vì sợ người Do Thái.” Gần đây họ đã không gây ấn tượng với chúng ta, phải không? Những người thân thiết nhất của Chúa – Phêrô, Giacôbê và Gioan – đã ngủ thay vì canh thức và cầu nguyện ở Vườn Dầu. Tất cả các tông đồ, ngoại trừ Gioan đều chạy trốn, và họ miễn cưỡng tin vào lời chứng của những người phụ nữ mà Chúa Giêsu hiện ra trước tiên. Tuy nhiên, từ ngữ mà Chúa Giêsu nói với họ là “bình an.” Sau đó, Ngài ủy quyền cho họ tiếp tục công việc mà Cha đã sai Ngài làm. Nếu bài Tin Mừng dừng lại ngay tại đây, chúng ta vẫn có đủ thông tin để đánh bật chúng ta về phía sau vì vui mừng: Chúa Giêsu yêu thương các tội nhân! Những người này thường vô tâm và tự ái, nhưng khi Ngài đến với họ, Ngài ban cho họ sự bình an và vui vẻ. Có thể nào minh chứng rõ ràng cảnh này về ý nghĩa của Lễ Phục Sinh?

Sau đó, Chúa Giêsu đã làm điều thực sự đáng kinh ngạc. Ngài thổi hơi vào họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Cái gì? Chúng ta đã chuẩn bị để hiểu điều này trong câu chuyện chưa? Chúa Giêsu thổi hơi của Ngài vào chính những người đã bỏ Ngài trong lúc cần thiết. Hành động này nhắc chúng ta nhớ đến việc Thiên Chúa thổi hơi của Ngài vào lỗ mũi của Ađam lúc tạo dựng, xác nhận Ađam “giống hình ảnh Thiên Chúa.” Chúa Giêsu thiết lập các tông đồ như những người sẽ tiếp tục công việc của Ngài trên thế gian. Qua họ, Chúa sẽ tha thứ hoặc cầm giữ tội lỗi. Điều gì có thể giải thích việc Chúa Giêsu xây dựng một Giáo Hội vừa nhân bản vừa thần thánh khác hơn là lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa?

Chúng ta thấy rằng một trong những tông đồ là Thomas đã mất dạng trong dịp trọng đại này. Khi được biết về điều đó, Thomas không tin. Thomas muốn phải nhìn thấy và chạm vào những vết thương của Chúa Giêsu để xác tín. Chúng ta không biết tại sao Thomas lại nghi ngờ những người đã ở cùng suốt năm qua, và cả những người đã được chọn làm người thân thiết nhất của Chúa Giêsu. Sự không tin của Thomas khiến chúng ta khó chịu chăng? Sự nghi ngờ của Thomas dường như không đến từ một nơi tốt nào, nhưng Chúa Giêsu xuất hiện và mang đến cho Thomas chính xác những gì Thomas cần cho đức tin: Lòng thương xót.

Dòng sông thương xót này bắt đầu có động lực. Sau đó, Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu con sông đang chảy về đâu: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Dòng sông hạnh phúc này đang đến trong cách của chúng ta. Nó sẽ chảy ra cho mọi người, mọi nơi và mọi lúc. Những ai tin vào Chúa Giêsu mà không bao giờ nhìn thấy Ngài sẽ bị cuốn vào dòng thác của lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho tội nhân.

Nếu chúng ta chậm tiếp thu, Thánh Gioan tổng hợp lại tất cả cho chúng ta: “Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.” Ý nghĩa của Sự Phục Sinh là sự khải hoàn của Lòng Thương Xót và Sự Sống Mới dành cho tội nhân. Đây không phải là một ngày tuyệt vời hay sao?

Lạy Chúa Giêsu, con biết mình đôi khi cũng yếu đuối, hay thay đổi và cứng lòng như các tông đồ, tạ ơn Ngài vì Lòng Thương Xót mà Ngài đã dành cho họ và cho con.

GAYLE SOMERS

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chúa Nhật II Phục Sinh – 2022