Prot. No. 0000 234/2023
Rôma, ngày 08 tháng 09 năm 2023
Lễ Kính Nữ Vương Rất Thánh Mẹ Maria
CÁC NHÀ THỪA SAI CỦA NIỀM HY VỌNG
BƯỚC THEO ĐẤNG CỨU THẾ
Năm dành riêng cho đời sống cộng đoàn
Hiến Pháp. 21-75; EG 026-049; Lc 6,12-16
Các bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế và anh em dự tu, dự tập, tập viện và học viện thân mến:
1. Sau các cuộc họp trực tuyến với tất cả các anh em đang trong giai đoạn đào tạo của Dòng Chúa Cứu Thế trên khắp năm liên hiệp Vùng và như một sự đúc kết của kinh nghiệm sống động này, tôi xin gửi tới hết thảy anh em lá thư thay lời cho Ban Tổng Cố Vấn Trung Ương Dòng, Ban Thư ký đặc trách về Đào Tạo và các Điều phối viên của các liên hiệp Vùng. Tôi viết những điều tâm tư này xuất phát từ tận đáy lòng, với lòng biết ơn vì sự tham gia của anh em khi bước vào Nhà Dòng và như một minh chứng của sự khuyến khích cho hành trình ơn gọi mà anh em đang thực hiện thông qua sự phân định để trở thành “những nhà truyền giáo của niềm Hy vọng theo bước chân của Đấng Cứu Thế”. Tiến trình đào tạo một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế ở mỗi liên hiệp Vùng đều có nét riêng biệt và mỗi nét riêng là một mảnh ghép tạo nên bức tranh khảm tuyệt đẹp của ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế.
2. Điều quan trọng là mỗi người có thể phân định cẩn thận ơn gọi của mình trong việc lựa chọn trong cuộc đời. Không nên nản lòng trước những khó khăn phát sinh. Nếu những động lực sâu xa của ơn gọi không được làm sáng tỏ và có nền tảng vững chắc trong kinh nghiệm cộng đoàn, trong đặc điểm và giá trị cốt lõi của Dòng (charismatic identity), trong tinh thần Kitô giáo và linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế, và một sự đồng nhất với sứ mệnh dành cho những người bị bỏ rơi nhất, sự sẵn sàng và xác tín phục vụ, trong trường hợp đó, sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Tại sao tôi chọn bước theo Đức Giêsu Kitô trong Dòng Chúa Cứu Thế, gồm các linh mục và tu sĩ? Điều gì thu hút tôi? Đặc sủng của Dòng đòi hỏi gì ở tôi? Tôi có sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho Ơn Cứu Chuộc chan chứa và kiên trì đến cùng hay không? Tất cả những ai bắt đầu hành trình ơn gọi nên đặt những câu hỏi này để rồi câu trả lời của họ sẽ là câu trả lời chân thành trước bản thân, Thiên Chúa và Nhà Dòng. Khấn dòng giống như lời thưa “xin vâng” của Đức Maria: Thiên Chúa kêu gọi, trao phó sứ mệnh, và chúng ta thưa “xin vâng” khi nhận ra những yếu đuối của mình vì chúng ta phải trung thành với Thiên Chúa tử nạn và phục sinh. Theo nghĩa này, tôi mời gọi anh em trải nghiệm giờ của Thiên Chúa trong chính cuộc sống của anh em, với những mầu nhiệm của nó, là con người nhân bản sâu sắc và luôn tìm cách uốn nắn cuộc sống phù hợp với Tin Mừng và Hiến pháp của Nhà Dòng. Không có đời tu trì hay Dòng tu nào hoàn hảo cả! Nhưng có một nơi mà mỗi thành viên, với niềm vui và nỗi buồn của họ, với tiềm năng và giới hạn, đáp lại một cách nhiệt thành lời thưa “xin vâng” của họ trong mỗi ngày sống. Một cuộc đời thánh hiến mà đứng bên ngoài cuộc đời, không nhạy cảm với nỗi đau của thế giới, nghĩa là đã tự mình phản bội lại ơn Cứu Độ.
3. Thế giới ngày nay mang đến cho chúng ta những giải pháp dễ dàng. Nhưng con đường của Chúa không bao giờ dễ dàng. Và thường thì chúng ta chỉ nhìn thấy một phần của cuộc hành trình. Vì vậy, thách thức của chúng ta là khám phá những phần khác của cuộc hành trình đó. Sự phân định là điều cần thiết cho việc khám phá này. Sau tất cả, chẳng chúng ta không phải là những người bước theo Đấng là Đường Đi đó sao? (Công vụ 9: 2; 22: 4; Giăng 14: 6)?
4. Đôi khi, Thiên Chúa đồng hành với chúng ta, nhưng chúng ta không nhận ra Ngài. Ngài đưa chúng ta đến ngã ba đường Emmaus (xem Lc 24: 28-31). Ngài sẽ để lại dấu hiệu của mình, trái tim của ngài đang bừng cháy và đôi mắt của mở ra để nhìn thấy phần tối tăm của con đường. Chính trong cuộc hành trình hàng ngày mà Thiên Chúa cho thấy dung nhan cứu chuộc của mình. Chính khi bước đi với Ngài mà sự cứu chuộc được thực hiện. Và điều này thật đáng khích lệ, ngay cả khi chúng ta chỉ biết một phần của lộ trình. Và lộ trình này được khám phá trong suốt cuộc đời. Và trên mỗi đoạn đường, ngay cả những đoạn đường đầy chướng ngại vật, với con đường thập giá của họ … thì có Chúa hiện ra trong mầu nhiệm của Ngài, đang chờ chúng ta, vác thập giá của chính mình, lau sách khuân mặt đẫm máu của chúng ta, rửa vết thương ở bàn chân của chúng ta. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta biết tất cả nỗi sợ hãi và đêm tối của chúng ta nhưng vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta theo Ngài như Ngài đã làm với các tông đồ. Ngài không bỏ rơi chúng ta vì Ngài là Đấng trung thành.
5. Các bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi và các anh em trong diện đào tạo thân mến, hãy chuẩn bị cho mình trở thành những con người đầy tính nhân bản, nhận ra những điểm yếu của mình, tìm cách trở nên tốt hơn mỗi ngày, cởi mở với sự đối thoại và với tinh thần cởi mở để học hỏi những điều mới với lòng can đảm truyền giáo. Môi trường đào tạo không nên là một thứ bong bóng tách anh em ra khỏi thế giới mà là một nơi chuẩn bị để đưa anh em ra thế giới, vào sứ mệnh của Đấng Cứu Chuộc. Sự im lặng hay tiếng kêu cứu của những người bị bỏ rơi phải được nghe thấy ngay chính bên trong môi trường đào tạo. Nếu không, môi trường đào tạo sẽ chỉ là một nơi hoàn thành một chương trình được lập sẵn chỉ để hoàn thành công việc học hành thuần túy nhắm tới lời khấn dòng và chức linh mục. Và lời khấn dòng và chức linh mục không đặt Đấng Cứu Thế làm nền tảng và không khoác lên mình chiếc áo choàng của người nghèo nhất trong những người nghèo, trở thành mầu nhiệm hủy mình ra không (kenosis), thì không thể trở thành những kẻ được cứu chuộc, không thể là muối, ánh sáng và men trong thế giới ngày nay (xem Mt 5: 13-16, Mt 13: 33). Ngày nay chúng ta đang mặc gì trên mình như những người tu sĩ?
6. Dòng Chúa Cứu Thế không muốn có những “siêu nhân” nhưng là những người sâu sắc về tính nhân bản, biến sự đơn giản của cuộc sống hàng ngày thành nơi cho hành động của Thiên Chúa. Các thánh, chân phước, đấng đáng kính và các vị tử đạo của Hội Dòng không phải là những người không thể đụng chạm tới, chỉ chuyên làm phép lạ. Họ là những người, với cá tính và những yếu đuối của họ, đã trải qua một quá trình biến đổi trong suốt cuộc đời cho đến khi họ chạm đến con người nhân bản nhất của họ. Họ gặp gỡ hành động của Thiên Chúa, Đấng cứu mỗi người trong lịch sử cá nhân của họ với những sa mạc, cuộc xuất hành, thập giá và Phục sinh của họ. Họ quên mình vì người khác, tiêu hao ngày tháng của mình cho Ơn cứu chuộc chan chứa – dies impendere pro redemptis -. Những người bình thường này trở nên phi thường bởi vì họ có nhận thức sâu sắc về đức tin và sứ mệnh. Do đó, anh em thân mến, chúng ta cũng được kêu gọi biến sự đơn giản của mỗi ngày sống thành nơi Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới nhận ra rằng sự thánh thiện không phải là một từ lỗi thời mà là đích tới cuối cùng của chúng ta trong Thiên Chúa.
7. Đối với chúng ta, người tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, sự thánh thiện không được đặc trưng bởi sự tách biệt khỏi thế giới (fuga mundi) nhưng là việc tiếp nhận với tất cả sức mạnh sứ mệnh của Đấng Cứu Chuộc, thông qua lời khấn dòng và như một lời đáp lại phép rửa của chúng ta: sứ mệnh của Đấng Cứu Chuộc. Chúng ta là nhà truyền giáo Dòng Chúa Cứu Thế. Một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế mà không yêu thích sứ mệnh, không thích sống trong cộng đoàn, không sẵn sàng ở những nơi đòi hỏi, không có lòng thương xót cho những người bị bỏ rơi nhất và không trau dồi đời sống thiêng liêng, cần phải thực hiện một quá trình ăn năn hoán cải sâu rộng (xem Hiến Pháp. 1, 3, 11, 20, 21, 41, 54). Những tiêu chí này là nền tảng cho việc phân định cá nhân. Cuộc sống tu trì trong Dòng Chúa Cứu Thế liệu có phải là cuộc sống tôi muốn dấn thân?
8. Một trong những thách thức hiện nay của xã hội là sự kiên trì trong các cam kết và mối tương quan cá nhân. Sử dụng phép ẩn dụ của Zygmunt Bauman, mọi thứ đều lỏng lẻo: xã hội, gia đình, cộng đồng, tình yêu, tình bạn, v.v. Một đằng, chúng ta có thể chọn sống theo lối sống này hoặc một mặt khác, sống trọn vẹn cuộc đời theo lời mời gọi kiên trì trong việc hiến mình cho Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc. Sự kiên trì này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì nó có nghĩa là phải vượt qua những khó khăn hàng ngày và suy ngẫm lại chúng với sự trợ giúp của đời sống thiêng liêng, cộng đoàn, tình bạn và ý thức về sứ mệnh: dành những tháng ngày sống của chúng ta để phục vụ ơn cứu chuộc. Chúng ta không thể bỏ cuộc khi mới chỉ lần đầu dối diện với cuộc mâu thuẫn, khủng hoảng hay thất vọng. Sự kiên trì đòi hỏi khả năng hồi phục sau những tổn thương, sự tuân thủ sâu sắc của trái tim, sự phân định, sống nhân bản, khiêm tốn và cởi mở với người khác và Thần Khí. Tôi có đang kiên trì trong các cam kết của mình hay tôi bỏ cuộc ngay từ khó khăn đầu tiên? Tôi có muốn kiên trì trong Dòng hay tôi muốn có một kinh nghiệm khác và nếu nó diễn ra tốt đẹp, tôi sẽ ở lại…? Kiên trì không có nghĩa là kéo dài cuộc đời mình theo thời gian cho đến khi chết. Người ta có thể sống nhiều năm trong cuộc đời tu trì Dòng Chúa Cứu Thế và không vẫn kiên trì; chính thức gia nhập tổ chức như một hình thức sinh tồn thay vì cam kết cả đời của mình với sứ mệnh. Sự kiên trì bao hàm toàn bộ con người, với những điểm yếu và điểm mạnh của nó, và sự sẵn sàng cống hiến hết mình.
9. Hãy là những người có sự hiếu kỳ tìm cách học hỏi mỗi ngày và quan tâm đến những mối bận tâm của Dòng. Đừng bỏ bê việc đào tạo cá nhân trong suốt cuộc đời! Trong bối cảnh xã hội mà chúng ta đang sống, cần phải vượt ra ngoài giới hạn triết học và thần học. Làm thế nào chúng ta có thể trở thành những người huấn luyện lương tâm nếu chúng ta không chuẩn bị cho mình cho sứ mệnh này? Chúng ta sẽ đưa ra câu trả lời nào cho những vấn đề mới mà Dân Chúa đặt ra cho chúng ta? Thánh Anphongsô truyền cảm hứng cho chúng ta trong cuộc tìm kiếm này. Triết học, thần học và đời sống thiêng liêng mà chúng ta học được ở các Cơ sở đào tạo phải đi qua sàng của khoa học, của cuộc sống cụ thể sẽ xác nhận, bật mí và cho chúng ta biết liệu kiến thức của chúng ta có thể đối mặt và biến đổi thực tế hay không. Do đó, hãy là những người có nền văn hóa rộng lớn, sống và nói một cách giản dị, học ngôn ngữ mới để mở ra những chân trời mới và vượt qua những giới hạn của chính nền văn hóa của mình từ Tin Mừng trong tìm kiếm của thiện ích chung. Đừng bao giờ sợ học thêm điều gì mới để rao giảng Tin Mừng theo một cách luôn luôn mới mẻ!
10. Cuối cùng, Dòng tu mà bạn muốn hiến dâng cuộc đời của mình không còn đơn thuần là Dòng tu thời Thánh Alphonsô, Gerard, Clement… Dòng tu ấy đã được sinh ra và phát triển, nhờ vào sự táo bạo thừa sai, nhờ vào tinh thần từ bỏ (distacco) của rất nhiều anh em đã đi trước chúng ta. Ngày nay Dòng Chúa Cứu Thế hiện diện ở hơn 80 quốc gia mà không mất đi đặc sủng của mình. Ngày nay, nhiệm vụ tiếp tục thuộc về chúng ta. Chúng ta muốn một Dòng tu như thế nào cho tương lai? Một Dòng tu bị cô lập trong chính bức tường của nó? Hay một gia đình tu trì ngày càng ý thức hơn về tinh thần truyền giáo của mình dựa trên sự tự hủy của Chúa Kitô, phục vụ những người bị bỏ rơi và chào đón sự tham gia của giáo dân trong sứ mệnh của mình? Do đó, trong diện mạo mới của Dòng Chúa Cứu Thế, quá trình tái cấu trúc và tái định hình mang lại cho Dòng một biểu hiện khác, kêu gọi chúng ta hoán cải tâm trí, tinh thần và bước ra khỏi vùng an toàn của chúng ta. Tương lai của Dòng phụ thuộc vào cách chúng ta lắng nghe Thần Khí, trung thành với đặc sủng, giải thích nó trong bối cảnh thế giới ngày nay và kiên trì đến cùng.
11. Anh em thân mến, anh em đang tìm kiếm điều gì? Hãy đến và xem (xem Ga 1:38-39). Đừng sợ thưa lời “xin vâng” với Đấng Cứu Thế đang mời gọi bạn. Chia sẻ với người khác niềm vui khi là một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Niềm vui là đặc điểm của chúng ta! Đó là một niềm vui đến từ cuộc gặp gỡ với Đấng Cứu Thế, và chúng ta chia sẻ nó bằng cách rao giảng Tin Mừng của Ngài. Khuyến khích những người trẻ khác dâng hiến cuộc đời mình như là những thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế cho những người bị bỏ rơi nhất. Và những anh em đã ở trong các trung tâm đào tạo của hội dòng, hãy kiên trì đến cùng và lan tỏa niềm vui của Tin Mừng! Anh em không phải là một con số, anh em có một khuôn mặt cụ thể và anh em quan trọng đối với Dòng Chúa Cứu Thế!
12. Các bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế và các anh em trong các giai đoạn đào tạo thân mến, hãy tiến lên! Hãy can đảm! Nguyện xin Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế, bảo vệ và ban ơn cho anh em sự kiên trì cần thiết. Và xin các Thánh, các Chân Phúc, các Đấng Đáng Kín, và các Thánh tử đạo của Dòng Chúa Cứu Thế truyền cảm hứng cho anh đi theo con đường của Đấng Cứu Thế, luôn là những nhà thừa sai của niềm Hy vọng!
Trong Đức Kitô Đấng Cứu Thế,
Bản dịch từ Tiếng Anh: Duc Trung Vu, CSsR