Bài học Kinh Thánh (Lc 24:13-35) của một “Người Khách Lạ bí ẩn” trên con đường bụi bặm đã chuẩn bị cho hai môn đệ nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh qua việc bẻ bánh. Họ đã học được gì?
Thật thú vị khi Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ bị suy sụp tinh thần vào Ngày Lễ Phục Sinh, Ngài đã không làm chính điều mà lẽ ra sẽ khiến họ rơi vào tuyệt vọng – đó là nhận diện chính Ngài. Tại sao hai người này rời khỏi Giêrusalem? Chắc chắn là vì cái chết của Chúa Giêsu đã làm họ vô cùng thất vọng. Họ đã hy vọng rằng Ngài sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, nhưng điều đó đã tan thành mây khói và thất bại. Điểm ở lại Giêrusalem lâu hơn nữa là gì?
Khi hiện ra với họ, Chúa Giêsu có thể giải quyết ổn thỏa mọi chuyện. Tuy nhiên, Ngài đã chọn cách khác giữ danh tính của Ngài với họ. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của chúng ta ngay lập tức. Nếu Chúa Giêsu tiết lộ danh tính của Ngài, liệu họ có thể tập trung vào những gì tiếp theo? Chắc là không. Hóa ra, họ bị thu hút bởi những gì Ngài phải nói, Ngài có được sự chú ý đầy đủ của họ. Ngài cũng muốn có sự chú ý của chúng ta nữa.
Ngài dạy họ điều gì? Bắt đầu với sách Sáng Thế, cuốn đầu tiên trong số “ngũ thư” được cho là của Môsê, và sau đó trong tất cả phần còn lại của Cựu Ước, Chúa Giêsu tiết lộ cho họ rằng sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh khủng khiếp của Ngài là một phần trong kế hoạch đã được đặt ra hàng trăm năm trước. Điều có vẻ thất bại và sụp đổ khủng khiếp chính là cách Thiên Chúa dự định thực hiện kế hoạch của Ngài. Chúng ta có thể hình dung tác động của bài học này đối với những người lần đầu tiên nghe nó hay không? Họ là những người Do Thái đã biết Kinh Thánh cả đời, nhưng cả họ lẫn thầy dạy của họ đều chưa từng nhận ra rằng Đấng Mêsia sẽ là Con Thiên Chúa, Đấng sẽ bước vào triều đại vinh quang của Ngài với tư cách là Vua của Israel qua đau khổ.
Họ đã bỏ lỡ điều đó bằng cách nào? Thật ra đó không phải là trường hợp “mất tích.” Những phần Kinh Thánh Cựu Ước đó đang chờ để được tiết lộ. Ý nghĩa thực sự của chúng không rõ ràng cho đến khi Nhập Thể, mặc dù chúng đã ở đó trên trang giấy. Cho đến khi sứ thần Gabriel hiện ra với Đức Maria ở Nadarét, chúng vẫn im lặng, mờ ảo và ẩn khuất. Chúa Giêsu muốn các môn đồ Emmaus tự mình chứng kiến rằng Thiên Chúa không mất quyền kiểm soát công trình sáng tạo của Ngài, ngay cả trong thảm họa mà họ mới trải qua ở Giêrusalem. Đôi khi sự thật này khiến tôi tự hỏi phải chăng chính chúng ta bây giờ đọc một số phần của Tân Ước mà không hiểu đầy đủ cho đến khi Chúa Giêsu trở lại. Thánh Phaolô cũng gợi ý như thế: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.” (1 Cr 13:12) Chẳng hạn, khi Chúa Giêsu nói: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.” (Mt 5:6) Chúng ta có khờ dại và chậm tin? Đâu là những điều ngạc nhiên mà Chúa dành sẵn cho chúng ta khi chúng ta chờ đợi ngày Ngài tái lâm?
Khi các môn đệ Emmaus tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa để giữ lời hứa của Ngài, họ sẵn sàng nhận ra Chúa Giêsu trong việc bẻ bánh. Đây là nơi mà Giáo Hội biết rằng Bàn Tiệc Lời Chúa chuẩn bị cho chúng ta đến Bàn Tiệc Thánh Thể. Các bài đọc giúp chúng ta “thấy” kế hoạch của Thiên Chúa đang hoạt động qua nhiều thời đại và các tác giả cũng như các sự kiện trong Kinh Thánh. Bí tích Thánh Thể giúp chúng ta “gặp” kế hoạch của Thiên Chúa, đó là Chúa Giêsu.
Sự hiểu biết đầy đủ về Chúa Giêsu, từ Kinh Thánh và Bí tích Thánh Thể, đã làm các môn đệ kinh ngạc: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24:32) Chúng ta nên có sự bừng cháy như “chứng ợ nóng thánh thiện” này mỗi khi tham dự Thánh Lễ.
GAYLE SOMERS
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)