Bao giờ thì Bộ Công thương thôi dùng nhà cung cấp độc hại?

Tấm thu năng lượng mặt trời tại Quảng Bình, ngày 30/10/2018. (Ảnh: Thanh Le Duc/Shutterstock)

Ngày 17/12/2018 Liên minh Châu (EU) và Nghị viện châu Âu (EP) đạt được thỏa thuận cắt giảm 37.5% khí thải carbon dioxide từ ô tô mới vào năm 2030. Một nỗ lực đơn phương (so với phàn còn lại của thế giới) quý giá.

Ngày 18/12/2018 theo tin của báo Đầu Tư (nhà báo Việt Anh) :

“Theo thông báo vừa phát đi của Ban Quản lý Dự án (QLDA) Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bên mời thầu, nhà thầu trúng thầu thực hiện Gói thầu là Liên danh Sinohydro Corporation Limited – Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium. Đây là nhà thầu đến từ Trung Quốc.

Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho thấy, tại Gói thầu số 7, Liên danh Sinohydro Corporation Limited – Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium trúng thầu với giá trúng thầu 727,924 tỷ đồng, giảm hơn 62 tỷ đồng so với giá gói thầu, tương đương với tỷ lệ tiết kiệm gần 8%.

Đây cũng chính là nhà thầu tham gia thực hiện Gói thầu DMS-8 Thiết kế, cung cấp, lắp đặt và thử nghiệm thiết bị quang điện thuộc Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi; tham gia thực hiện gói thầu tại Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4…”

Hai tin hai thái cực. Một mừng. Một lo đến sợ hãi.

GIÁ THẤP NHẤT KHÔNG PHẢI LÀ RẺ

“Rẻ” – thông thường được hiểu là mua được giá thấp hơn giá trị thị trường của sản phẩm. Trừ những tình huống đặc biệt, tỷ lệ phần trăm mua được giá rẻ không cao.

Người giỏi thương mại là mua được đúng giá.

Giá thấp hơn giá trung thầu không phải là tiết kiệm. Nhà trúng thầu với giá thấp nhất không phải là rẻ. Trong trường hợp gói thầu DMS-8 của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân nêu trên, là đắt, rất đắt.

TẠI SAO BIẾT LÀ ĐẮT?

Cha ông đã dạy: “Tiền nào của nấy”, “Của rẻ là của ôi”. Thiết bị mà Trung Quốc cung cấp rất đắt bởi vì những lý do sau.

1. Sẽ đội giá vượt trội. 100 gói thầu do Trung Quốc cung cấp thì 100 gói thầu đội giá đến sợ hãi. Xin hãy tự liệt kê thí dụ.

2. Là sự nâng giá không kiểm soát, bất xác định, khi thay thế phụ tùng. Nhất là khi “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.

3. Là sự trả giá đắt đỏ khi phải nâng cấp, mở rộng – do thiết kế kém khoa học, công nghệ thấp hơn, so với các nước như Đức, Nhật.

4. Là sự trả giá cho nhà máy và sản phẩm kém an toàn, kém bền vững, kém hiệu quả.

5. Là sự trả giá cho xử lý các chất thải nguy hại để bảo vệ môi trường.

TẠI SAO CHỌN THIẾT BỊ SẢN XUẤT PIN MẶT TRỜI CỦA TRUNG QUỐC LẠI ĐỘC HẠI?

Sẽ có người phản biện:
“Tại sao nhà máy sản xuất pin mặt trời do Trung Quốc chế tạo, lắp đặt lại là độc hại?”- “Có nhìn thấy đâu, có nghiên cứu kỹ đâu, có tham gia chọn thầu đâu mà dám khẳng định độc hại?” “Có phải vì định kiến Trung Quốc?”

Không phải do định kiến Trung Quốc. Tiêu chuẩn môi trường của Trung Quốc thấp hơn tiêu chuẩn môi trường của Âu – Mỹ. Có nhà máy nào của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn môi trường cao hơn các nước Âu – Mỹ? Cụ thể là:

Hãy tự so sánh nhà máy sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc với nhà máy sản xuất pin mặt trời của Đức và Nhật, thì nhà máy nào đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường tốt hơn?

Từ đó mà biết độc hại về môi trường.

Còn nữa là độc hại về phụ thuộc. Còn nữa là độc hại ngầm – Độc hại của Huawei mà đến Mỹ cũng phải sợ!

HÃY ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ CHỌN NHÀ THẦU

Không vì không nhiều tiền mà luôn phải mua đồ thấp cấp. Ngược lại, phải mua đồ tin cậy, bền dài lâu, với công nghệ tân tiến. Đã được tiếp cận công nghệ, lại được dùng đồ tốt, thuận tiên, bền lâu, độ an toàn cao, và hiệu quả hơn.

Biết rằng, sự “lại quả tiền tươi đến 30%” (như tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết) là vô cùng hấp dẫn. Nhưng lợi ích cá nhân không bao giờ là đối trọng của lợi ích quốc gia.

Hãy chấm dứt dùng những nhà cung cấp độc hại.

Nguồn: https://trithucvn.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.