ROME – Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ tư do Vatican tài trợ, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết rằng những lo ngại về sự sụp đổ tài chính do đại dịch coronavirus COVID-19 sẽ thúc đẩy sự thông cảm lớn hơn đối với người nghèo, đồng thời nhấn mạnh rằng sự phục hồi chính trị hoặc kinh tế là không thể nếu không có sự liên đới mạnh mẽ hơn.
Trong Sứ điệp này, được công bố và được đề ngày 13 tháng 6, lễ Thánh Antôn Padua, Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng đại dịch đã phản đối các tổ chức trong xã hội đã đẩy vô số cá nhân và gia đình vào tình trạng bất an.
“Việc mất công ăn việc làm và mất cơ hội gần gũi với những người thân yêu và những người quen biết thường xuyên của chúng tôi, đột nhiên mở rộng đôi mắt chúng ta ra trước những chân trời mà chúng ta đã có từ lâu”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng, “Các nguồn lực tinh thần và vật chất của chúng ta đã bị đặt vấn đề và chúng ta tự thấy mình đang trải nghiệm sự sợ hãi”.
“Trong sự thinh lặng trong các ngôi nhà của chúng ta, chúng ta đã tái khám phá tầm quan trọng của sự đơn giản và chỉ chú tâm vào những điều cần thiết. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một cảm thức mới về tinh thần huynh đệ đến mức nào, để giúp đỡ lẫn nhau và quý trọng nhau”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng “cho đến khi chúng ta hồi sinh ý thức trách nhiệm của mình đối với anh chị em thân cận và đối với mỗi người, các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và chính trị nghiêm trọng sẽ tiếp tục”.
Được thiết lập như là kết quả của Năm Thánh Lòng thương xót, Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 với chủ đề: “Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khó” (x. Hc 7,32), trong đó nhà hiền triết khuyến khích mọi người kiên nhẫn trong những gian nan thử thách và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa “vì vàng phải được tôi luyện trong lửa, còn những người sáng giá thì phải được thử trong lò ô nhục” (x. Hc 2,5).
Nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc cầu nguyện và sự liên đới với sự đau khổ của những người thiếu thốn, Đức Phanxicô nói rằng thời gian dành cho việc cầu nguyện, “không bao giờ có thể trở thành cái cớ cho việc bỏ bê những người thân cận túng thiếu nghèo khổ của chúng ta”.
“Trong thực tế điều ngược lại rất đúng: phúc lành của Thiên Chúa ban xuống trên chúng ta và việc cầu nguyện đạt được mục tiêu khi đi kèm với việc phục vụ người nghèo”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng việc chăm sóc người nghèo không nên được xác định bởi các yếu tố chẳng hạn như là “thời gian rảnh rỗi hoặc bởi lợi ích riêng tư, hoặc bởi các dự án xã hội hoặc mục vụ vô hồn”.
“Sức mạnh của ân sủng của Thiên Chúa không thể bị kìm hãm bởi khuynh hướng ích kỷ luôn đặt bản thân lên hàng đầu”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói. Việc quan tâm chăm sóc người nghèo đúng nghĩa, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết thêm, chỉ có thể xảy ra khi mọi người cảm thấy không yên khi có ai đó “bị bỏ lại phía sau và bị bỏ lại trong bóng tối”.
“Khi đối mặt với sự giả hình và rất nhiều những lời hứa không được thực hiện”, nhiệm vụ của người Kitô hữu đó là bảo vệ người nghèo và mang lại cho họ tiếng nói, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói. Mặc dù Giáo hội không có giải pháp toàn diện cho vấn đề nghèo đói, nhưng Đức Phanxicô cho biết Giáo hội có thể phản ứng bằng những hành động bác ái cụ thể.
“Chúng ta nhìn thấy có biết bao nhiêu bàn tay đã đưa ra mỗi ngày! Đáng buồn thay, ngày càng có nhiều trường hợp mà tốc độ điên cuồng của cuộc sống khiến chúng ta rơi vào cơn lốc của sự thờ ơ, đến mức chúng ta không còn biết cách làm thế nào để nhận ra những điều tốt đẹp đang được thực hiện cách âm thầm mỗi ngày và với tinh thần quảng đại tuyệt vời xung quanh chúng ta”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói.
Thông thường, Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý, “chỉ khi điều gì đó xảy ra làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta, đôi mắt của chúng ta mới có khả năng nhận ra sự tốt lành thánh thiện của các vị Thánh ‘ngay bên cạnh’ của những người sống giữa chúng ta, phản chiếu sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng không phô trương”.
“Những tin tức bi thảm lấp đầy các trang báo, internet và màn hình tivi, đến mức sự ác dường như thống trị”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời nhấn mạnh rằng mặc dù có vẻ ngoài trái ngược, “điều này không phải như thế”.
“Chắc chắn rằng cuộc sống bị bao bọc bởi sự dữ và bạo lực, lạm dụng và tham nhũng, nhưng nó cũng được đan xen với những hành động của sự tôn trọng và tinh thần quảng đại vốn không chỉ bù đắp cho sự ác, mà còn truyền cảm hứng cho chúng ta tiến thêm một bước và lấp đầy quả tim của chúng ta với niềm hy vọng”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời chỉ ra những tấm gương của các y bác sĩ, y tá, các tình nguyện viên, dược sĩ, các Linh mục và các nhân viên an ninh trong bối cảnh của sự bùng phát coronavirus.
Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết, Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Người nghèo năm nay là một lời hiệu triệu về tinh thần rách nhiệm và cam kết đối với tất cả những ai có tinh thần thiện chí bất kể nam nữ. Việc phục vụ những người yếu thế nhất và dễ bị tổn thương nhất, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, “không phải là một lựa chọn, mà là một dấu chỉ của tính xác thực của đức tin mà chúng ta tuyên xưng”.
Đề cập đến đoạn Kinh Thánh trong sách Huấn Ca mà từ đó chủ đề cho Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo năm nay được chọn, Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết rằng nó không chỉ thách thức những người bình thường về sự liên đới sâu sắc hơn với người nghèo, mà còn đặt vấn đề về “thái độ của những người thích giữ tay trong túi và không bị đánh động bởi những tình cảnh nghèo khó mà họ thường đồng lõa”.
“Sự thờ ơ và tính hoài nghi là lương thực hàng ngày của họ”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời lưu ý rằng những người này giơ tay ra, không phải để giúp đỡ người nghèo, mà là để “chạm vào bàn phím máy vi tính để chuyển các khoản tiền từ bên này thế giới sang phía bên kia, và bảo đảm sự giàu có của một số ít người ưu tú và sự nghèo đói khủng khiếp của hàng triệu người và sự hủy hoại của toàn thể các quốc gia”.
Đức Giáo hoàng Phanxicô, như Ngài thường làm, đã chỉ trích những người làm giàu từ việc buôn bán vũ khí, bao gồm cả những người bán vũ khí cho trẻ em. Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng khiển trách những kẻ trục lợi từ việc buôn bán ma túy, những kẻ đã “giải quyết những cái chết trong những con hẻm tối”, và những kẻ nhận hối lộ để được thăng tiến.
“Còn có những người khác, bằng cách trưng ra một sự tôn trọng giả tạo, đặt ra những luật lệ mà chính họ không tuân theo”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, nhấn mạnh rằng trong mỗi trường hợp này, “những người bị loại trừ vẫn đang chờ đợi”.
“Để duy trì một lối sống loại trừ người khác, hoặc để duy trì sự nhiệt tình cho lý tưởng ích kỷ đó, sự toàn cầu hóa của sự thờ ơ đã lên ngôi”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói. “Nếu như không nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ đi đến chỗ không có khả năng cảm thấy thương cảm trước tiếng kêu khóc của người nghèo, chẳng còn biết rung động và rơi lệ trước nỗi đau khổ của người khác”.
“Chúng ta không thể hạnh phúc cho đến khi những đôi tay gieo cái chết được biến thành những công cụ của công lý và hòa bình cho toàn thế giới”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời kêu gọi không chỉ các Kitô hữu, mà cả nhân loại, hãy ghi nhớ rằng mỗi người chúng ta cuối cùng rồi cũng sẽ phải đối mặt với cùng một số phận.
“Việc ghi nhớ số phận chung của chúng ta có thể giúp dẫn đến một cuộc sống quan tâm đến những người nghèo hơn chúng ta hoặc không có những cơ hội như chúng ta”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói, đồng thời cũng cho biết thêm rằng, “’mục tiêu’ của mọi hành động của chúng ta chỉ có thể là tình yêu. Đây là mục tiêu cuối cùng của cuộc hành trình của chúng ta và không có gì có thể làm chúng ta không chú tâm đến nó”.
“Thậm chí ngay cả một nụ cười mà chúng ta có thể chia sẻ với người nghèo cũng chính là nguồn mạch tình yêu thương và cách thức lan truyền tình yêu thương”, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói. “Một bàn tay đưa ra có thể luôn được làm cho trở nên phong phú thêm bởi nụ cười của những người đưa ra sự giúp đỡ, âm thầm và không khoe khoang, được truyền cảm hứng bởi niềm vui của việc sống như một môn người đệ Chúa Kitô”.
Minh Tuệ (theo Crux)