Thái Hà (14.08.2016) -Bằng Tông Hiến Munificentissimus Deus, ngày 1 tháng 11 năm 1950, trước mặt 40 Hồng Y, 300 Giám Mục khắp thế giới, nhiều Giáo sĩ, Tu sĩ và 400.000 giáo dân tại Công Trường Thánh Phêrô, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã công bố tín điều “Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” cho toàn thể Hội Thánh: “Do quyền của Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của các vị Tông Ðồ diễm phúc Phêrô và Phaolô, cũng do quyền của chúng tôi. chúng tôi giãi bày, tuyên bố và xác định (đây là) tín điều được thần khải Ðức Maria trọn đời Ðồng Trinh, thân mẫu tinh tuyền của Thiên Chúa, sau khi đã mãn cuộc đờì ở cõi trần, đã được cả hồn và xác cất về vinh quang trên Trời.”
Chân lý Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời không được nói minh bạch trong Kinh Thánh cũng như truyền thống Tông Ðồ tiên khởi, tức là Truyền Thống Nguồn. Khi định tín của Ðức Gíao Hoàng Piô XII căn cứ trực tiếp trên truyền thống sống động của Hội Thánh là Tuyền thống hậu tông đồ, dược diễn bày theo dòng thời gian trong Phụng Vụ, trong Giáo Huấn của các Giáo Phụ và các nhà thần học, trong lòng tin tưởng chung của toàn thể Hội Thánh, chủ chiên cũng như tín hữu. Và Ðức Giáo Hoàng quả quyết rằng: “Truyền thống sống động ấy” dựa trên Kinh Thánh như nền tảng dầu hết.”
Những tiền đề Kinh Thánh, hoặc chỉ dẫn gợi ý được ghi trong Thánh Kinh, từ đó các tín hữu sùng mộ được Chúa Thánh Thần soi sáng đã rút ra đặc ân Mông Triệu. Có lẽ chúng ta gọi các dấu chỉ ấy là suy diễn thần học cũng được:
Ðức Kitô cho Mẹ mình thông phần mọi chức vị và ân huệ của mình.
Ðức Kitô đã phục sinh và lên Trời, Ngài cũng cho Mẹ cùng hưởng vinh quang như mình, cả hôn xác, không đợi ngày tận thế.
Xác Mẹ sinh ra xác Con, làm dụng cứu chuộc, tế lễ trên thập giá, làm bánh nuôi linh hồn, lẽ nào Ðức Kitô lại để xác Mẹ chịu chung số phận như mọi xác khác, mà không lãnh nhận toàn diện hậu quả ơn cứu chuộc sao?
Xác Mẹ toàn vẹn trong sạch, không một vết nhơ tội lỗi, sao có thể bị để chung số phận như xác thịt tội lỗi chúng ta?
Thiên Chúa đã tôn trọng thể xác của Mẹ khi cho Mẹ hưởng đặc ân trinh thai và ơn trinh sản, như thế là không để thân xác Mẹ bị một chút hư hoại nào, chẳng lẽ lại để nó hư nát trong mồ?
Maria – Tân Eva: Eva Mới sát cánh Adam Mới chiến thắng Satan tội lỗi và sự chết.
Và Con sao Mẹ vậy. Con đã lên Trời lẽ nào xác Mẹ còn phải đợi ngày tận thế mới gặp Con trong thể xác. Con ở đâu, Mẹ ở đó mới hợp lý và hợp tình yêu khôn tả Con dành cho Mẹ.
Chính những ngôn ngữ trong Munificentissimus Deus mà Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã định nghĩa đức tin công giáo về Mẹ Maria Hôn Xác Lên Trời dòng dã đã 48 năm nay. Nguốn gốc từ Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa và việc Mẹ về Trời là một bảo đảm cho sự cây trông, một lời hứa cho việc sống lại của toàn thể nhân loại.
Nơi Ðức Giêsu Kitô, từ cõi chết đến sự sống. Thánh Phaolô viết cho cộng đoàn Êphêsô: “Tôi không ngớt tạ ơn Thiên Chúa cho anh em, hằng nhớ đến anh em trong kinh nguyện của tôi. Xin Thiên Chúa của chúng ta, Ðức Giêsu Kitô, và là Cha vinh hiển ban cho anh em thần khí khôn ngoan, và mạc khải, làm cho anh em được am tường…” (Ep 2: 16-17).
Các Giáo Phụ và các tiến sĩ lừng danh, trong các bài huấn từ, trong các bài diễn thuyết, trong các bài giảng về Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời mà các Ngài đã chuyển thông cho dân chúng, đều được coi như một chân lý được biết và đã được các tín hữu chấp nhận. Các Ngài giải thích chân lý đó sâu sắc hơn, rõ ràng hơn. Nhất là các ngài đã đem ra ánh sáng những bài phụng vụ được trình bày rất ngắn gọn. Lễ này không những nhắc cho ta biết thân xác của Ðức Mẹ đã không bị hư nát, nhưng còn cho ta thấy Mẹ đã thắng sự chết và đã được vinh hiển trên Trời, theo gương Con duy nhất của Người là Ðức Giêsu Kitô.
Bởi vậy, Thánh Gioan Ðamascêno, là người giảng thuyết nổi tiếng nhất về chân lý cổ truyền này, so sánh việc thân xác về Trời của Mẹ Thiên Chúa với những ơn khác và những đặc trưng Ngài tuyên bố một cách hùng hồn: “Mẹ là Ðấng đã giữ toàn vẹn sự khiết trinh trong việc sinh Con, thì Ngài cũng phải giữ gìn thân xác của Mẹ ngay sau khi chết, và không bị hủy hoại…Chính Mẹ đã cưu mang Ðấng dựng nên Trời đất muôn vật trong lòng như Con của mình. thì dĩ nhiên Người phải được vào trong ánh sáng vĩnh cửu. Người đã chiêm ngắm Con của Người đóng đinh trên Thập Giá, và đã đón nhân lưỡi đóng đâm thâu trái tim, mà chính Người đã qua khỏi trong thời cưu mang; phải được ngự trên ngai với Chúa Cha. Mẹ Thiên Chúa phải được thuộc về Con của Người. Mẹ phải được tôn kính như Mẹ Thiên Chúa và như Nữ Tỳ của Ngài.
Với Thánh Germain de Constantinople, nếu thân xác Ðức Nữ Ðồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được gìn giữ khỏi hư nát và được đem về Trời, đã không những phù hợp với Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng còn là sự thánh thiện đặc biệt của thân xác người đồng trinh. Theo Thánh Kinh Người xuất hiện trong sự lộng lẫy, thân xác Người trong sạch, hoàn toàn vô nhiễm và thánh thiện. Tất cả ở Mẹ là Ðền ngự của Thiên Chúa. Và Người hoàn toàn không thuộc về bụi đất. Nhưng vì Mẹ mang thân phận con người, nên Mẹ được biến đổi để chiếm đoạt cuộc sống hoàn toàn cao quí không bao giờ tan nát, đồng thời, đó cũng chính thân xác sống động, được vinh quang, nguyên vẹn và được hưởng cuộc sống hoàn hảo.
Một văn hào rất cưụ trào đã quả quyết: “Vì Người là Mẹ rất vinh hiển của Ðức Kitô, Ðấng cứu chuộc chúng ta, Mẹ được nguồn sinh lực do Ngài… Ngài đã cho Mẹ ra khỏi mồ và đã được nâng lên bên cạnh Ngài, cách nào thì chỉ có Ngài biết thôi.” Tất cả những lý luận và những nhận xét của các Giáo Phụ, dựa trên nền tảng Thánh Kinh cho chúng ta thấy: Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa và mật thiết kết hợp với Con Chí Thánh của mình. Chúng ta cũng nên nhớ rằng đầu thế kỷ thứ hai, các Thánh Giáo Phụ trình bày Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria như Eva Mới thuộc vào Adam Mới, nhưng kết hợp chặt chẽ với Ngài trong chiến cuộc đối đầu với kẻ thù khủng khiếp nhất là hỏa ngục. Cuộc chiến này như sách Cựu Ước đã tiên đoán, phải được hoàn toàn kết thúc bằng sự chiến thắng trên tội lỗi và sự chết. Hai kẻ thù mà Thánh Phaolô nhắc nhở đến trong tác phẩm của người. Bởi vì sự Phục Sinh vinh hiển của Ðức Kitô là tác động cốt yếu và là triều thiên cao nhất của cuộc chiến thắng này. Cuộc chiến mà Ðức Maria và Con Người là Ðức Giêsu Kitô phải được kết thúc trong sự vinh quang của thân xác đồng trinh Người. Như Thánh Phaolô nói: “Khi mà nơi chúng ta mọi sự đều chết chóc, sẽ mặc lấy trường sinh bất tử, vì thế ứng nghiệm lời Thánh Kinh:Sự chết đã bị vui dập trong sự khải hoàn.”
Vậy Mẹ Thiên Chúa, kết hợp với Ðức Giêsu Kitô một cách mầu nhiệm: trong một khế ước duy nhất “của sự tiền định, vô nhiễm nguyên tội trong cưu mang, hoàn toàn trinh khiết trong việc làm Mẹ Thiên Chúa, cộng tác đắc lực trong vịệc cứu chuộc, đã thắng trận hoàn toàn trên tội lỗi và hậu quả của nó. Sau cùng Mẹ đa đạt triều thiên vinh hiển với những đặc ân: được gìn giữ khỏi sự hư nát. Theo chân Ðức Kitô, sau khi đã thắng sự chết, Người đã được mang lên cả xác và hồn, nơi vinh hiển của Thiên Quốc, để được sáng chói với tư cách là Hoàng Hậu, bên hữu Chúa Con, Vua vinh hiển muôn đời.
Linh Mục Ngô Ðình Thỏa CSsR
Nguồn: Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số145