“Trung tâm Quốc tế Công giáo Tokyo”, được thành lập vào năm 1990, ngày nay là một thực tại được đánh giá cao, một điểm tham chiếu cho hoạt động chăm sóc mục vụ và hỗ trợ người nước ngoài.
Trung tâm còn được gọi là nơi “chung sống đa văn hoá”, nằm trong không viên của Nhà thờ Công giáo Meguro ở Tokyo, được thành lập với tầm nhìn xa nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo phận Tokyo (năm 1890). Từ khi đó, Giáo hội Nhật Bản đã mang hình thức là một cộng đoàn người nhập cư. Hiện nay Giáo hội Công giáo ở Nhật Bản có 450 ngàn tín hữu Nhật và khoảng 500 ngàn người đến từ các quốc gia châu Á, Nam Mỹ và châu Âu.
Vào năm 2008, trong thông báo tổ chức lại trung tâm, Đức cha Takeo Okada, khi đó là Tổng Giám Mục Tokyo, đã nói rằng trung tâm thực hiện sứ vụ “chào đón những người di cư, cùng nhau đổi mới xã hội Nhật và hướng tới một xã hội và cộng đoàn Giáo hội đa văn hóa”. Ngoài ra, trung tâm còn có có sứ vụ tăng cường mối quan hệ với các cộng đoàn giáo xứ, tích cực tham gia vào lãnh thổ giáo phận.
Ngày 08/3, tại một sự kiện, Đức Tổng Giám Mục Tarcisius Isao Kikuchi của Tokyo, và Chủ tịch Ban Điều hành Trung tâm, giải thích: “Những người di cư và tị nạn thường bị coi là những người gây xáo trộn sự bình yên nơi họ đến. Nhưng Đức Thánh Cha dám gọi họ là ‘những người nam nữ đang tìm kiếm hòa bình’. Giáo hội chúng ta muốn chia sẻ hành trình với tất cả những người đang thực hiện cuộc hành trình, bởi vì Thiên Chúa, Đấng ban tặng cuộc sống, đến với tất cả bằng tình yêu và lòng thương xót”.
Trung tâm Công giáo hiện có hai nhiệm vụ chính: Hỗ trợ các giáo xứ trong việc tạo ra các cộng đoàn đa văn hóa và hòa nhập, chăm sóc việc rao giảng Chúa Kitô và truyền giáo cho người nước ngoài; Theo dõi và hỗ trợ cá nhân những người nhập cư và gia đình họ giải quyết những vấn đề họ phải đối diện trong cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động của Trung tâm đang được nâng cao, trong khi ở Nhật Bản, nhập cư bắt đầu được coi là giải pháp rõ ràng nhất cho thách đố về dân số, do xu hướng sinh giảm liên tục và dân số già đi.
Vatican News