Hãy để Chúa chữa lành

Vợ chồng tôi có dịp đi du lịch biển. Đó là lần thứ hai trong 11 năm chung sống, vài tuần sau khi tôi phát hiện mình đã sẩy thai đứa con thứ năm. Tôi vẫn đang vượt qua nỗi đau và cơ thể tôi chỉ đang bắt đầu từ từ chữa lành vết thương thể xác. Tôi cảm thấy như thể tôi đã gục ngã bên cạnh Chúa ở chặng thứ chín của Đường Thánh Giá. Chuyến du lịch nhằm giúp chữa bệnh về tinh thần và tình cảm.

Trong khi chúng tôi lái xe mất vài giờ để đến bãi biển, chồng tôi nói với tôi rằng tôi đang thám hiểm hang động vào bên trong và đó là phá hoại. Anh ấy chỉ ra rằng có những người cần tôi, đặc biệt là anh ấy và con gái của chúng tôi. Anh ấy nói rằng tôi cần phải bắt đầu hướng ngoại đối với người khác một lần nữa nếu không tôi sẽ rơi vào một nơi thực sự tồi tệ với sự đau buồn của mình.

Anh ấy có thể nhìn thấy những gì tôi không thể thấy trong nỗi đau khổ của mình. Tôi đã quên rằng đau khổ không có nghĩa là trở thành một hang động ngổn ngang bên trong. Chúng ta hướng nội để tỏ lòng đau buồn với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện – ngay cả khi tất cả những gì chúng ta có thể thu thập được là một tiếng kêu cứu – nhưng chúng ta không thể đẩy người khác ra xa trong quá trình này. Tôi đã đẩy chồng và những người khác ra xa mà không biết. Anh ấy nói đúng.

1. QUAN TÂM LẪN NHAU

Văn hóa của chúng ta thường xuyên nói rằng chúng ta phải chăm sóc chính mình. Điều này đúng theo nghĩa thích hợp. Nếu chúng ta không chăm sóc mình, chúng ta không thể chăm sóc người khác. Nhưng chúng ta không nên đặt mình lên hàng đầu. Khi chúng ta làm vậy, mọi thứ trở nên xáo trộn trong tâm hồn chúng ta. Chính trong lúc đau khổ, điều này càng trở thành mối nguy hiểm lớn hơn và chúng ta quên phục vụ những người xung quanh. Nó trở nên tối tăm vì chúng ta tập trung quá nhiều vào nỗi đau khổ của chính mình.

Tôi đã làm điều này nhiều lần và luôn kết thúc một cách thảm khốc. Tôi đã học được rằng Thiên Chúa chữa lành chúng ta trong nỗi đau của chúng ta bằng cách chúng ta tiếp cận với những người khác theo nhu cầu và đau khổ của họ. Đó là một trong những cách đẹp mà Chúa Kitô đi vào sự tan vỡ của chúng ta với tư cách là Nhiệm Thể. Khi chúng ta mở rộng vòng tay mình – trong sự đóng đinh của chúng ta được kết hợp với Ngài, chúng ta có thể mở rộng lòng mình với những người đang đau khổ xung quanh chúng ta. Ngài có thể băng bó vết thương của chúng ta và của người khác qua việc chúng ta sẵn sàng yêu thương trong nỗi đau buồn của chúng ta.

Đau khổ trở thành phương tiện để tình yêu đi vào thế giới: “Trong chương trình cứu độ của Đức Kitô, đồng thời là chương trình của Nước Chúa, đau khổ hiện diện trong thế giới để giải phóng tình yêu, để sinh ra những việc làm của tình yêu thương đối với tha nhân, để biến đổi toàn bộ nền văn minh nhân loại thành nền văn minh tình yêu… Đồng thời, Đức Kitô đã dạy con người làm điều tốt trên những đau khổ của mình và làm điều tốt cho những người đau khổ. Ở phương diện kép này, Ngài đã hoàn toàn bộc lộ ý nghĩa của sự đau khổ.” (Gioan Phaolô II, Tông thư Salvifici Doloris, 30)

Tiếp cận với người khác giúp chúng ta thoát khỏi xu hướng tin tưởng sai lầm rằng nỗi đau của chúng ta tồi tệ hơn hoặc lớn hơn của người khác. Điều này dẫn đến tự cao tự đại và tự thương hại. Tôi đã mắc lỗi này rất nhiều lần. Tất cả chúng ta đều đau khổ theo cách khác nhau và có một số người đau khổ tột cùng trong cuộc sống này vì những lý do mà chỉ có Chúa biết. Khi mất đi sự thật này, chúng ta có thể rơi vào tình trạng cay đắng và đả kích những người xung quanh. Chúng ta trở thành nạn nhân, không liên kết với Nạn Nhân Đời Đời là Đức Kitô, nhưng chúng ta trở thành nạn nhân của tội lỗi và sự tuyệt vọng.

2. ĐAU KHỔ NHƯ CHÚA GIÊSU

Chồng tôi biết rằng tôi đã không hiểu tại sao Thiên Chúa lại để cho chúng tôi chịu quá nhiều đau khổ trong cuộc đời này, đó là để dạy chúng tôi ngay trong tâm hồn chai đá của chúng tôi về cách yêu như Ngài. Trong nỗi đau buồn, tôi đã không thể nhìn thấy đau khổ của những người xung quanh. Tôi đang rời xa chồng con và những người khác. Tôi muốn nắm lấy đau khổ của mình hơn là trao tất cả cho Đức Kitô trên Thập Giá.

Đau khổ được phép xảy ra trong cuộc đời chúng ta để chúng ta có thể lớn lên trong tình yêu. Nó xuyên qua chúng ta đến độ sâu mà chúng ta đôi khi không nghĩ mình sẽ sống sót. Nỗi đau đớn khi mất đi 5 đứa con thơ là điều tôi không thể diễn tả hết bằng lời. Trong bí ẩn về kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa dành cho sự cứu rỗi của tôi và những người xung quanh, nỗi đau đó đã dạy tôi cách yêu nhiều hơn và theo cách mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới.

Qua nỗi đau của mình, tôi mới thấy được nỗi đau và sự đổ vỡ của người khác, để tôi có thể cùng họ bước đi. Tôi đã trải qua kinh nghiệm bị bỏ rơi và bị từ chối trong đau khổ của mình, để nhờ ơn Chúa, tôi có thể đứng vững với những người đau khổ, đặc biệt với những người cô đơn. Qua đau khổ của tôi, Chúa Kitô đã ban cho tôi sự can đảm để bước vào thập giá của người khác và rất khao khát được làm điều đó. Qua đau khổ của tôi, Chúa đã khơi dậy trong tôi một tình yêu siêu nhiên dành cho những người mà tôi không nghĩ mình sẽ có kinh nghiệm.

Đau khổ cũng dạy tôi bài học khó khăn sâu sắc về sự tha thứ, đó là nơi chúng ta thực sự học cách yêu thương như Đức Kitô đã yêu. Để hướng về những người đã bỏ rơi, từ chối hoặc phản bội chúng ta và chiến đấu với cuộc chiến nội tâm cần thiết để tha thứ. Tất cả các tông đồ, ngoại trừ Thánh Gioan, đã bỏ rơi Thầy trong lúc cần thiết nhất. Chúng ta không thể mong đợi cuộc sống của chúng ta khác nhau. Thông thường, khi đau khổ nhất, chúng ta thấy mình đơn độc với Đức Mẹ Sầu Bi, Thánh Gioan, và Thánh Maria Mađalêna bên Thánh Giá.

3. TÌNH YÊU ĐÓNG ĐINH

Thập Giá buộc chúng ta phải hướng ngoại trong tình yêu giữa nỗi khổ của chúng ta. Để nhìn bằng con mắt của Chúa Kitô, chúng ta phải nhìn xa hơn nỗi đau khổ của chính mình đối với những đau khổ đang diễn ra xung quanh chúng ta. Khi tôi mất đứa con thứ hai, tôi đang hồi phục sau lần mất máu nhiều với cuộc phẫu thuật khẩn cấp, nhưng nhất quyết đưa bữa tối cho những người vô gia cư trong giáo xứ hai ngày sau đó. Tôi cần họ hơn họ cần tôi vào thời điểm đó. Trong nỗi đau buồn của mình, tôi muốn dành cho người cũng đang chịu thập giá một cách sâu sắc. Chúa Kitô bị đóng đinh trong tôi đã gặp Chúa Kitô bị đóng đinh trong họ. Những ân sủng lớn lao được mở ra theo cách mạnh mẽ khi chúng ta tiến về phía người khác bằng tình yêu thương.

Sau lần sẩy thai thứ tư của tôi, Chúa Kitô đã yêu cầu tôi giúp một phụ nữ lựa chọn cuộc sống thay vì phá thai. Cô ấy đến cùng thời điểm với tôi. Thật là đau đớn khi đi cùng phụ nữ này, người mà tôi đã tặng tất cả những món đồ trẻ em của mình trong khi cô ấy nói với tôi và cho tôi xem những bức ảnh siêu âm. Thiên Chúa đã sử dụng ân sủng của sự hy sinh của tôi để giúp cứu sống cậu bé đó. Nhờ thoát khỏi nỗi đau của mình, tôi có thể giúp phụ nữ này quyết định không phá thai. Phần thưởng tuyệt vời khi chúng ta sẵn sàng từ bỏ mình và nỗi đau của mình để giúp đỡ người khác.

Khí cụ cứu chuộc chúng ta là Thập Giá. Chính nhờ đau khổ mà chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta cũng được mời gọi bước đi trên Đường Thập Giá để chịu đóng đinh vì người khác.

Khi chúng ta hướng ngoại để yêu thương người khác, đau khổ của chúng ta sẽ được biến đổi. Chúng ta thoát khỏi giới hạn chật hẹp của bản ngã và khám phá ra rằng những người xung quanh chúng ta đang đau khổ. Chúng ta thường phải sẵn sàng chịu tổn thương và chia sẻ đau khổ để mở lòng với người khác đang âm thầm đau khổ. Họ được tiếp thêm dũng khí để mở lòng và chia sẻ nỗi đau của mình. Sau đó, chúng ta có thể giúp nhau mang gánh nặng của cuộc sống này, đó là điều mà chúng ta được kêu gọi với tư cách là môn đệ.

4. CHÚA CHỮA LÀNH CHÚNG TA QUA VIỆC YÊU THƯƠNG THA NHÂN

Mới đây, Đức Kitô đã cho tôi thấy những gì chồng tôi đang cố gắng nhắc nhở tôi về chuyến đi. Tôi đang lái xe quanh thị trấn sau thánh lễ hằng ngày với con gái tôi. Tôi bắt đầu mang theo những túi phúc lành trong xe chứa đầy đồ ăn nhẹ, đồ vệ sinh cá nhân và thẻ cầu nguyện do một người bạn linh mục thiết kế cho những người vô gia cư trong khu vực. Tôi nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi ngồi trên xe lăn ở phía trước, và có thể tôi sẽ chạy qua.

Lúc đầu, tôi không chắc mình có nên để con gái đưa cho bà ấy một chiếc túi hay không, vì bà ấy ngồi xe lăn. Tôi xin Chúa Thánh Thần cho tôi biết phải làm gì. Cuối cùng, chúng tôi dừng lại ngay cạnh bà ấy, vì vậy tôi để con gái tôi đưa cho cô ấy một chiếc túi. Lúc đó, tôi tràn ngập tình yêu rạng ngời bao la của Chúa Thánh Thần tuôn trào trong tôi. Tôi quay lại và nhìn thẳng vào mắt người phụ nữ này với lòng yêu thương vô cùng. Chúng tôi trao đổi với nhau một vài câu ngắn khi đợi đèn báo thay đổi. Khi ánh đèn tắt, tôi quay lại nhìn bà ấy một lần nữa và bà ấy nhìn lại tôi. Đó là khoảnh khắc vô cùng mạnh mẽ.

Khi tôi lái xe đi, tràn ngập ánh sáng Chúa Thánh Thần, tôi thoát khỏi khói mù còn lại của nỗi đau buồn và được nhắc nhở rằng đó là người tôi muốn trở thành. Người hướng về người khác trong nỗi đau khổ của họ, không phải người mà tôi đã sống trong vài tháng qua, người đã hướng vào trong nỗi sợ hãi và đau đớn. Trong nỗi đau buồn, tôi đã quên mất Đức Kitô đang yêu cầu tôi trở thành người nào. Ngài đã nhiều lần nói rõ với tôi rằng Ngài kêu gọi tôi đi vào Thập Giá của người khác. Chúng ta được mời gọi để kiên định trong tình yêu thương của Ngài dành cho người khác.

Nếu có can đảm, thông qua việc tuân phục quyền năng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động bên trong chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng Ngài sẽ chữa lành chúng ta bằng cách yêu thương người khác. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không còn đau khổ, đau buồn và khóc lóc trong nỗi đau của mình, mà có nghĩa là chúng ta sẽ tìm thấy sự cứu chuộc của Ngài trên Thập Giá bằng cách chia sẻ điều đó với người khác. Chúng ta sẽ yêu sâu sắc và can đảm hơn. Ngài sẽ dùng chúng ta để băng bó vết thương của người khác, và rồi đến lượt họ sẽ băng bó vết thương của chúng ta, mặc dù họ không hề biết.

CONSTANCE T. HULL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)