Kiềm chế cơn giận

Thái Hà (19.02.2016) – “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người…Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa” (Mt 5, 21, 22).

Khi lớn lên, tôi biết được rằng “nổi giận” được xếp vào sau điều răn thứ năm trong lúc xét mình trước khi xưng tội. Tức giận không chỉ được cho là “tầm thường” mà còn là lỗi phạm về mặt đạo đức. Học cách kiềm chế cảm xúc thực sự là một thử thách lớn đối với con người xác thịt chúng ta.

hoi_tho

Tức giận là biểu hiện của nỗi đau chúng ta đang phải chịu. Đó là một phản xạ tự nhiên của cảm xúc chứ không phải là thứ mà chúng ta có thể tự do lựa chọn được. Vấn đề đạo đức ở đây tôi muốn nói đến là cách mà chúng ta xử sự thể nào với cơn tức giận của mình. Trong đoạn Kinh Thánh trên, Chúa Giêsu tiếp tục nói về những hình phạt dành cho những ai vì giận dữ mà dùng những lời thóa mạ anh em mình. Đặc biệt trong thời đại hiện tại của chúng ta, khi mà mạng internet đã trở thành một công vụ để những con người quá khích sử dụng khắp mọi nơi nhằm trút cơn giận của họ với những lời lẽ gây tổn hại lớn lao cho người khác. Nhưng có một điều quan trọnglà sự giận dữ được tạo ra bởi nỗi đau hay sự bất công thì cần được thấu hiểu và được đáp trả một cách hợp lý, như Chúa Giêsu đã tức giận lật đổ bàn của những người đổi tiền vì họ đã biến nhà Cha Người trở thành hang ổ của những kẻ trộm cướp.

Patricia Livingston

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, người ta thường nói “cả giận thì mất khôn”, nhưng Chúa muốn chúng con nhận thức rằng giận dữ không chỉ làm tổn thương người khác mà còn khiến mình trở nên bất xứng trước mặt Chúa. Xin Chúa giúp con luôn biết làm chủ cảm xúc của mình.

Quyết tâm:

Sống hiền lành và khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu.