Lễ Mình Máu Chúa, một ngày lễ nghỉ ở nhiều nơi được cử hành vào thứ Năm hoặc Chúa Nhật sau lễ Chúa Ba Ngôi.
Trong lịch sử Giáo hội, có một số ngày lễ nghỉ, trong đó các tín hữu được mời gọi tham dự thánh lễ để cử hành một khía cạnh cụ thể của đức tin Công giáo.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong nhiều thế kỷ đã là ngày lễ trọng buộc.
Ban đầu lễ này được cử hành vào thứ Năm sau Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, theo đề nghị của thánh nữ Juliana, một vị thánh vào thế kỷ thứ 13, người đã cổ vũ cho lòng sùng kính này.
Ý nghĩa của việc cử hành lễ Mình Máu Chúa nhấn mạnh tới màu nhiệm Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, Ngài hiện diện dưới hình bánh và rượu.
Thánh Gioan Phaolô II giải thích trong bài giảng về tính biểu tượng của việc cử hành lễ vào Thứ Năm:
“Vào lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta trở lợi với ‘Thứ Năm’ mà chúng ta gọi là ‘Thứ Năm Tuần Thánh’, ngày Chúa Cứu Thế đã cử hành Lễ Vượt Qua cuối cùng của Ngài với các tông đồ: Đó là Bữa Tiệc Ly, kết thúc bữa tối Vượt Qua của người Do Thái và khai mạc Bí tích Thánh Thể ”
Vì lý do này, trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội đã cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa vào ngày thứ Năm là ngày lễ tôn thờ, chiêm ngắm và tôn vinh. Vào ngày lễ, Dân Thiên Chúa tiến đến gần kho tàng quý giá nhất mà Chúa Kitô đã để lại, đó là Bí tích Thánh Thể, sự hiện diện của Người nơi bánh và rượu. Mọi người cử hành thánh lễ, ca tụng, rước kiệu qua các đường phố.”
Cuối cùng, ngày lễ này đã trở thành ngày lễ trọng buộc, nghĩa là người Công giáo phải nghỉ làm việc để tham dự thánh lễ.
Vào thế kỷ 20, việc chu toàn ngày lễ trọng buộc này trở nên khó khăn ở những quốc gia không có nền văn hóa Công giáo và những đòi hỏi của công việc đã ngăn cản họ tham dự thánh lễ.
Do đó, ở nhiều nơi, ngày lễ đã được rời sang ngày Chúa Nhật kế tiếp sau lễ Chúa Ba Ngôi để có nhiều tín hữu tham dự được lễ Mình Máu Thánh Chúa hơn.
Bất kể ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào thời điểm nào, thì ngày lễ vẫn tôn vinh Bí tích cao cả là Thánh Thể Chúa, Đấng vẫn hiện diện ở giữa chúng ta.
Truyền Thông Thái Hà
Từ aleteia.org