Đức Piô IX định tín Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12 năm 1854. Tuy vậy, trước đó 122 năm, khi thành lập Dòng Chúa Cứu Thế (1732), Thánh Anphongsô đã chọn Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Bổn mạng của Dòng. Không những thế, người con đòi buộc các tu sĩ trong Dòng phải tin nhận và rao giảng về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Bài viết sau đây được đánh máy lại từ bản in roneo Tiếng Việt của một cha Dòng Chúa Cứu Thế người Canada (trong số 66 vị người Canada đã qua Việt Nam từ năm 1925).
………..
MẸ CHẲNG VƯƠNG TỘI TỔ VỚI MỘT CHA DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Lý thuyết Mẹ chẳng vương tội tổ đã có từ lâu, song vào thế kỷ thứ XVIII đã được để ý cách riêng, và chính cha Thánh lập Dòng chúng ta là một tay cổ động rất hăng như chúng ta đã thừa biết… và tấm lòng tôi trung: từ giây phút dâng gươm và dâng lòng cho Nữ Trinh, Người đã hoàn toàn thuộc về Mẹ Maria; và chính lòng yêu đã giữ được lòng người trong trắng để xứng đáng chức vị linh mục Thiên Chúa.
Lòng nhiệt thành đối với Mẹ chẳng vương tội tổ quá nồng nàn, nên người chọn làm Bổn mạng chính Dòng người và như vậy chưa đủ, người còn buộc các cha phải khấn hết lòng tin và bình vực LÝ THUYẾT ấy.
Sau vì Tòa Thánh đã đã tuyên bố là một Tín Lý, nên không cần buộc phải khấn hứa… Rồi ngày nay hình như lễ ấy chỉ long trọng trong mấy giờ của ngày 8-12. Có lẽ anh em cho tôi phán đoán vội – và chính tôi cũng tự nhận lỗi- vì tấm lòng hiếu thảo đối với Mẹ Maria và nhà Dòng không thể để anh em làm thinh… nên trông cậy Mẹ Maria và Thánh Anphong cũng cảm được nỗi vui sướng khi nhìn vào mỗi quả tim nồng nhiệt trìu mến đến mình.
Đã hẳn một cha Dòng Dòng Chúa Cứu Thế phải tha thiết yêu mến Mẹ Maria, song tại sao lại tôn sùng cách riêng tước hiệu: “Mẹ đầu thai mà không chút tì ố?”
Như ta đã biết, một tấm lòng tha thiết yêu đương như Cha Thánh chúng ta không bao giờ chịu để cho Mẹ mình trìu mến phải bị hổ thẹn với con mắt trần gian, Và hơn thế, bao giờ cũng ra sức trở nên giống Mẹ mình, vì vậy tôn sùng Mẹ Maria là đặc điểm của Dòng dưới bao nhiêu tước hiệu, cách riêng dưới tước hiệu: “Mẹ chẳng vương tội Tổ” vì cái đặc ân ấy làm cho Mẹ vinh hiển và cho các con cái Dòng được phấn khởi bắt chước Mẹ mình về phương diện đó. Một tu sĩ, hơn nữa một thày cả là kẻ toàn thân hiến dâng cho Thiên Chúa lẽ nào không yêu mến và noi gương đức sạch sẽ của Mẹ Maria. Từ thuở lên ba Mẹ đã tự trói mình phú an trong đền thờ. Mẹ đã toàn thân thượng tiến cho một mình Thiên Chúa…
Ôi Mẹ Maria, ngắm nhìn Mẹ con cảm thấy Chúa Giêsu đang sung sướng sống trong Mẹ vì linh hồn Mẹ quá trong trắng…Mẹ ơi! Lời con nói sao xiết, tay con làm thế nào diễn tả được vẻ đẹp của Mẹ lúc Chúa Thánh Thần vội vã bay đến chiếm đoạt người Mẹ…Ôi Mẹ quá mỹ miều, từ nơi cao Mẹ hãy đưa mắt nhìn xuống trần gian, Mẹ giơ tay lên đi để giữ gìn bao tâm hồn con Mẹ nơi phàm trần. Mẹ cứ mải nắn đúc đoàn con nên trong sạch giống Mẹ, để xứng đáng giơ tay nâng đỡ chén thánh và các linh hồn hưu quạnh…
Là một người ý chí quyết định, óc sáng và rõ ràng, cha thánh lập Dòng chúng ta lại chỉ rõ từng nét mỗi một phương thế tôn thờ Nữ Vương chẳng mắc tội tổ cũng như Bản Luật người đã chép, bầy đặt những lễ nhạc rất ngộ, đơn sơ và đầy ý nghĩa.
Ngoài ra các việc thường này trong năm như: “Chuỗi Mẹ chẳng hề mắc tội tổ tông” Hoặc “Ba kinh Kính mừng”, “Nhựt khóa Đức Mẹ chẳng hề mắc tội tổ tông”… ta không thể không phấn khởi. Không tránh khỏi những phút nguội lạnh, lãnh đạm khi làm tuần chín ngày dọn mừng Đức Mẹ trong ngày 8-12; không thể nào lời giảng hằng ngày không thôi thúc ta nếu ta thật lòng trìu mến Mẹ và sốt sắng tiến bước mãi trong tình yêu vẻ vang ấy.
Rồi chính ngày lễ. Có lẽ lắm lần lễ nhạc và bao nhiêu cái rộn rực bên ngoài làm cho lòng ta hồi hộp, cảm động và vui mừng. Song phước thay nếu lễ nhạc long trọng bên ngoài là phản ảnh chân thật của thâm tâm chúng ta, phải hạnh phúc và sung sướng thật của ngày và cả đời ở tại đó, vì yêu mến chân thật không phải nơi tình cảm, nơi giác quan song ở nơi quả tim, nguồn sống vĩnh viễn của tình yêu. Là một cha hoặc một thày, một chú, ta có thể say sưa ngắm nhìn Bánh lễ trong tắng… và lễ Missa lại là một bài gẫm sâu xa. Giêsu, chính Mẹ Maria đã sinh ra và nắn đúc. Hôm nay hình như hiện xuống trong tay thầy cả để chứng tỏ trước mắt ta một tấm lòng linh mục lý tưởng, một tấm lòng thanh sạch như Mẹ Người để xứng đáng thay mặt Người, hay nói đúng hơn, trở nên giống người.
Ngày chưa hết, lễ nhạc chưa xong; giờ dốt thơ, giờ dâng thơ lại gợi thêm trong quả tim ta một tình yêu thực tế hơn: thơ chỉ là tiếng nói bặp bẹ đơn sơ phát xuất tự bao quả tim nóng hổi. Phải chi vì cha Thánh Tổ Phụ chúng ta quá say sưa yêu mến Mẹ đến đỗi thốt ra những tiếng, viết ra mảnh giấy để Mẹ đọc; không phải để thử Mẹ Maria đâu, song đó là kết quả của tấm lòng trung thành trìu mến, là cử chỉ đơn sơ mật thiết của người con hiếu thảo xa Mẹ. Rồi từ đấy tâm tình cử chỉ của người cha ấy lưu lại trên mỗi quả tim của con cái Dòng người, và mỗi khi lễ nhạc của ngày lễ khởi hành là mỗi lần ta có thể nói: đó là cử chỉ là tiếng kêu MẸ với bao hy vọng của tấm lòng cha thánh Anphongsô, nếu mỗi người chúng ta thật lòng bắt chước người.
Rồi ngày ấy qua…, song chỉ là ngày của thời gian; còn nơi lòng chúng ta, nơi mỗi quả tim các con cái Thánh lập Dòng chúng ta, ngày ấy không bao giờ qua; nghĩa là bao giờ chúng ta cũng mang trong mình một hình ảnh của Mẹ toàn vẹn trong trắng, một hình ảnh không bao giờ phai nơi tim ta…
Mẹ ơi, chớ gì hình ảnh Mẹ
vẫn càng ngày càng rõ nơi
óc chúng con, và năm tháng
con càng ngày càng yêu Mẹ.
Yêu Mẹ vì Mẹ quá tốt lành, vì đặc ân của Mẹ…Chúng con muốn bắt chước Cha Thánh chúng con, chúng con muốn trở nên giống Giêsu, lòng chúng con trở nên chỗ Người ngự, lời chúng con nói, giảng rao ánh sáng vẫn là tiếng dội lời Giêsu, của cả cuộc đời thừa sai Chúa Giêsu…
Mẹ yêu Giêsu nhiều vậy Mẹ,
hãy gìn giữ lòng chúng con
luôn luôn trong sạch, luôn
mãi bắt chước gương Mẹ để
xứng đáng cầm Chúa Giêsu
như cha Thánh Anphongsô
chúng con ngày xưa.
Trích từ: Trên Đường Cứu Thế (bản in roneo từ máy đánh chữ)