Thái Hà (24.01.2016) – Báo Tuổi Trẻ thứ ba ngày 23.1.2007 đưa tin: Linh Mục Pierre vừa qua đời ở tuổi 94 tại Paris vì bệnh phổi. Ông được nhân dân Pháp yêu quư bởi đã dành cả cuộc đời hoạt động vì người nghèo và người vô gia cư. Năm 2006, ông đứng thứ ba trong danh sách bình chọn “Người Pháp vĩ đại nhất” sau nhà lãnh đạo Charles de Gaulle và nhà khoa học Louis Pasteur ( Reuters, DPA ). Xin giới thiệu bài viết của cha Piero Gheddo về sự kiện đặc biệt này:
Với cái chết của cha Pierre ở tuổi 94, một trong những tượng đài gương mẫu nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất về Bác Ái Kitô Giáo đã ra đi. Là người sáng lập Ngôi Nhà “Emmaus” đầu tiên cho người vô gia cư ở Paris vào năm 1949, con người và tư cách của cha sẽ mãi liên kết với tất cả các Nhóm và cộng đồng mang cùng tên. Chỉ riêng ở Pháp có 191 nhóm Emmaus. Có 421 nhóm hoạt động khắp Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ và Châu Phi và cả Châu Á ( Phi Luật Tân, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Nhật Bản ). Và những nhóm tương tự được lập ra ở Châu Úc.
Với tư cách một Linh Mục, cha Pierre đã hiến trọn cuộc đời giúp đỡ những người nghèo nhất, những người bên lề xã hội, những kẻ bị xã hội bỏ rơi. Thời kỳ sau Thế Chiến Thứ Hai ( trong đó ngài tham gia như một kháng chiến quân Pháp ), Ngài tham gia hoạt động chính trị xã hội để Nhà Nước Pháp thông qua các chính sách về công bằng và cứu tế xã hội dành cho người nghèo, và thay vào đó cố gắng làm tăng “ư thức xã hội” của đồng hương Pháp của ngài, sao cho họ tham gia các Nhóm Emmaus trong việc theo đuổi những hành động cụ thể.
Khi ngài tung ta chiến dịch toàn quốc đầu tiên “Cuộc Nổi Dậy của Lòng Tốt” vào năm 1954, câu trả lời đến ngay tức khắc. Điều này cho ngài một dịp tốt để mở rộng tầm hoạt động của ngài và nhấn mạnh nội dung Tin Mừng của chiến dịch không chỉ bên trong các Nhóm Emmaus, mà còn ở giữa phong trào rộng lớn hơn trong dư luận quần chúng mà ngài đang lập ra.
Năm 1963, khi ngài sáng lập “Mani Tese” ( Bàn tay Rộng Mở, tương tự Nối Vòng Tay Lớn ) ở Milan như là một hiệp hội hỗ trợ các nhà Thừa Sai và công việc của các ngài nhằm giúp người nghèo, hai vị Thừa Sai từ PIME ( Giáo Hoàng Học Viện vì Thừa Sai Ngoại Quốc ) đến Paris và mời cha đi thăm. Ngài đến Milan vào một trong các cuộc thãm viếng nước Ư và nói với nhiều cử tọa cũng như trên sóng phát thanh và truyền hình. Trong các diễn văn và tuyên bố của mính, ngài nêu bật những lý do căn bản đàng sau các chiến dịch đang được tiến hành chống lại nghèo đó, những chiến dịch đặc biệt sinh động ở Ư thời bấy giờ. Lôi kéo cả những người thế tục trong các trường học, các công ty, báo chí và những hiệp hội đa dạng.
Sự tập trung chú ư của ngài vào Bác Ái Kitô Giáo được đặt nền tảng trên các nguyên tắc “Yêu người lân cận của ngươi” bằng sự công bằng mang tính tái phân phối vì những người có ít hơn chúng ta, trao tặng những gì không cần thiết để mỗi người có được cái cần thiết và cuối cùng, không chỉ cho mà cho và nhận từ những người nghèo giá trị nhân bản mà họ làm chứng nhân. Nhân dịp này, ngài tung ra khẩu hiệu “Đem hạnh phúc cho tha nhân là hạnh phúc của chúng ta”. Ngài không ngừng lập đi lập lại với ba gám đốc của “Mani Tese”, năm Giáo Dân và hai nhà Thừa Sai, ”luôn trung thành với tinh thần của Hội và với các vị Thừa Sai vốn là những nhịp cầu được đặc ân đem sự trợ giúp đến và dấn thân vào trao đổi vãn hoá với những quốc gia nghèo”. Cùng lúc, khi cuốc chiến chống lại nghèo đói trên thế giới muốn có những câu trả lời đầy xúc cảm trong dân chúng để gây quỹ, các ý tưởng của cha là một cái gì đó tươi trẻ và mới mẻ bởi vì chúng thay đổi sự tập trung chú ư.
Năm 1996, Cha Pierre gây ra tranh cãi khi tán thành một cuốn sách do một người bạn, Roger Garaudy ( một người cải đạo sang Hồi Giáo ) viết, trong đó ông ta chối bỏ cuộc tiêu diệt dân Do Thái và lập luận chống lại sự hiện diện của Israel. [ giống như các tuyên bố của tổng thống Iran Ahmadinejad trong những tháng gần đây ! ND ]
Năm 2004, một lần nữa ngài lại gây cự chú ư trên thế giới khi phát hành cuốn “My God, Why ?” ( Chúa ơi, tại sao vậy ? ), một cuốn sách trong đó ngài đưa ra những lư lẽ cho việc đàn ông có gia đình và phụ nữ được làm Linh Mục cũng như hôn nhân đồng tính. Nhưng tất cả những “lời nói bừa bãi “này ( mà ngài phát ngôn ở tuổi 90 ) không làm giảm đi sự kính trọng của dân chúng đối với ngài, cả trong Giáo Hội lẫn trong những kẻ tin. Gương của ngài như là một người dâng trọn cuộc đời cho người nghèo vẫn luôn như thế, mặc cho tinh thần phê phán của ngài lắm khi đẩy ngài tới xung đột với những người khác.
Tôi cho rằng Cha Pierre, các bài viết và diễn văn của ngài cũng như tinh thần các cộng đoàn của ngài nên được nghiên cứu và các bài học được rút ra từ đó nên được nhân rộng khắp mọi nơi, vì các chân lư Phúc Âm và những động cơ tinh thần và văn hoá thúc đầy chúng ta chiền đấu “một trận chiến duy nhất có thể chống lại nạn đói và túng quẫn” vốn luôn liên quan đến chúng ta.
CVK NGUYỄN THẾ BÀI
chuyển ngữ từ Croire.com số ngày 23.1.2007