Thái Hà (09.04.2016) – Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách những tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm họ bị bỏ quên. (Cv 6,1)
Trong bất kỳ một cộng đồng hay một tổ chức nào đều có một nhóm người cảm thấy bị đối xử bất công khi được phân chia thứ gì đó. Đây là nguyên nhân chính khiến những nhà lãnh đạo, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục rất đau đầu.
Các Tông Đồ cũng gặp phải vấn đề tương tự khi giao trách nhiệm cho những người khác. Họ không nói cho chúng ta biết cách thức họ chọn người lãnh đạo mới, nhưng chúng ta thấy mọi đề nghị của họ được cả tập thể thông qua. Một số được chọn và các Tông Đồ ‘đặt tay lên họ’ (Cv 6,6).
Phải chăng giải pháp của các Tông Đồ là hai điều đơn giản: chấp thuận và đặt tay? Liệu chúng ta có thể áp dụng phương pháp này khi cần sự đồng thuận trong các hội đoàn và trong các giáo xứ chúng ta? Tôi nghĩ các Tông Đồ đã áp dụng phương pháp ‘đối thoại và cầu nguyện’. Chắc hẳn họ đã có một cuộc đối thoại chân thành với các thành viên của cộng đoàn để đạt tới sự nhất trí rồi kết thúc bằng lời cầu nguyện và chúc lành. Kế đó, ‘những người mới được tín nhiệm’ sẽ tiếp tục đường lối đối thoại đó với các thành viên trong nhóm và hẳn nhiên nhờ việc cầu nguyện không ngừng. Nhờ cách thức đó mà sự hòa thuận và bầu khí cầu nguyện sẽ luôn hiện diện giữa họ và không ai cảm thấy bị đối xử bất công.
Aileen O’Donoghue
Cầu Nguyện: Lạy Chúa, xin ban tặng Thần Khí khôn ngoan và hiểu biết để mỗi người chúng con biết vươn lên chính mình mà nhiệt thành phụng sự Chúa và phục vụ mọi người.
Quyết Tâm: Làm một việc cụ thể hữu ích cho cộng đồng.