Bức thư được gửi đến các cơ quan chính phủ, yêu cầu tự do tôn giáo, cũng như gửi đến các tín hữu trên toàn thế giới (và có lẽ đến cả Vatican) chất vấn về việc làm thế nào để hành xử khi đối diện với cuộc đàn áp tôn giáo. Các cộng đồng đã bị phá hủy Thánh giá, nhà thờ, ngăn cấm các cuộc tụ họp. Kể từ năm 2005, Giáo phận không có Giám mục.
Rome (AsiaNews) – Một nhóm tín hữu đến từ Giáo phận Đại Đồng (Sơn Tây) đã công bố một bức thư ngỏ cùng với lá thư có chữ ký, tố cáo cuộc đàn áp ngày càng gia tăng của chính phủ đối với cộng đồng Kitô hữu, sau khi khởi động các quy định mới đối với các hoạt động tôn giáo: phá hủy Thánh giá, phá hủy nhà thờ, các cuộc hội họp bị cắt giảm xuống mức tối thiểu, khó có thể có được các tài liệu về tôn giáo… Họ dường như cũng yêu cầu sự trợ giúp (có lẽ từ các nhà chức trách tại Vatican) để giải quyết “những tình huống khó xử đầy đau đớn” mà họ tự nhận thấy. Những điều này bao gồm câu hỏi về việc liệu rằng Vatican, khi mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, có bỏ rơi các Kitô hữu bị bức hại, đồng thời sử dụng họ như là “những con dê tế thần”.
Kể từ năm 2005, Giáo phận Đại Đồng đã không có Giám mục. Đức Cha Thaddeus Guo Yingong, người bắt đầu sứ vụ mục vụ của mình ở đó vào năm 1990, là vị giám mục cuối cùng và ngài đã qua đời vào năm 2005. Đức Cha Guo đã trải qua 10 năm lao động cưỡng bức trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa. Hiện tại, theo “Sách hướng dẫn của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc”, có 14 linh mục phục vụ các cộng đồng tín hữu.
Thư ngỏ – Tuyên bố chung
Tất cả những sự kiện xảy ra hiện nay xung quanh chúng ta, chúng tôi cho rằng mọi người đã chú ý đến. Những sự kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng tín hữu của chúng ta. Bởi vì điều đó, chúng tôi không thể ngồi im lặng mà không có bất kỳ sự lo lắng nào, thậm chí nhiều hơn nữa là chúng tôi không thể chỉ đứng khoanh tay. Điều đáng quan tâm của chúng tôi đó chính là vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo bởi vì nó là quyền cơ bản của con người, không thể bị vi phạm, bị ngăn cấm hay bị tước đoạt. Rõ ràng, nhiều tuyên bố và đề xuất của Chính phủ, chúng ta không nhất thiết phải đồng ý và chấp nhận, một số vấn đề trong số đó thậm chí còn phản đối. Nhưng, không thể tước đoạt tự do và quyền của chúng tôi bởi vì chúng tôi có một đức tin khác. Với tư cách là một cộng đồng bao gồm các tín hữu, chúng tôi thậm chí còn bận tâm đến vấn đề tự do ngôn luận, bởi vì nó không thể tách rời khỏi vấn đề tự do tôn giáo!.
Giờ đây, chúng tôi phải chịu sự kiểm soát của quý vị. Thánh giá của các nhà thờ của chúng tôi và thậm chí là của toàn bộ các nhà thờ đều đã bị phá hủy. Quyền tự do của các tín hữu để tham dự các cuộc hội họp của chúng tôi đã bị phản đối. Giáo hội buộc phải chấp nhận sự hướng dẫn của Chính phủ Trung Quốc. Tất cả những điều này đã khiến chúng tôi lo lắng và bất mãn. Với tư cách là các tín hữu, chúng tôi nhận thức rằng tương lai quyết định hiện tại. Với tuyên bố chung của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng quý vị có thể tôn trọng quyền của Giáo Hội, tôn trọng tất cả mọi người: đây chính là điểm mấu chốt không thể phủ nhận được.
Sơn Tây, Giáo phận Đại Đồng (Theo sau là tám chữ ký)
Đối mặt với một tình thế khó xử hết sức đau đớn
- Kể từ khi Quy định mới đối với các vấn đề về tôn giáo trở nên có hiệu lực, Chính phủ đã tiếp tục áp dụng biện pháp hạn chế, ngăn cấm việc mua Kinh Thánh trên internet: chúng tôi đặt vấn đề rằng chúng tôi có thể mua những tài liệu tôn giáo ở đâu, chúng tôi có thể mua những tài liệu đó thông qua những kênh nào?
- Hiện nay Chính phủ đã tăng cường sự kiểm soát của họ đối với Giáo phận của chúng tôi, bằng cách nghiêm cấm các cuộc hội họp có quy mô lớn, ngăn cấm việc của hành Thánh lễ vào những khung giờ cố định: những hành vi ngăn cấm như vậy khiến chúng tôi quả thực rất đau buồn, vậy chúng tôi nên làm gì?
- Chính phủ Trung Quốc hiện đang củng cố mối quan hệ của mình với Vatican: vậy liệu Vatican có nên thỏa hiệp, biến chúng ta trở thành những co dê tế thần để thiết lập mối quan hệ ngoại giao?
- Trước việc Chính phủ ngày càng gia tăng hành động đàn áp, liệu chúng ta có nên tiếp tục im lặng như những chú cừu hiền lành hay chúng ta nên mạnh mẽ lên tiếng phản đối?
- Hiện giờ chúng tôi không có Thánh giá, không có Thánh lễ được cử hành ở một nơi cố định: điều này đã khiến cho nhiều tín hữu đánh mất đức tin và nhiều người trong số họ đã bỏ đi. Trong tương lai, quả thực rất khó để Giáo hội có thể phát triển.
Minh Tuệ chuyển ngữ