Thứ Sáu: Lc 14, 1- 6: Không thể im lặng trước nỗi đau của nhân thế!

Lm. Antôn Nguyễn Văn Dũng, DCCT

Thái Hà (30.10.2015) – Người ta thường bảo rằng im lặng là vàng; im lặng là đồng ý. Luật Rôma xưa kia cũng quy định rằng để tỏ sự đồng thuận trước một vấn đề pháp lý, người ta có thể im lặng. Tuy nhiên, nhiều khi im lặng chưa chắc đã là vàng, là đồng ý. Im lặng nhiều khi là thái độ thờ ơ, dò xét với những mưu mô, tính toán có lợi cho mình và có hại cho người.

Bài Tin mừng thứ Sáu tuần XXX hôm nay đề cập đến sự im lặng của những người Pharisiêu. Chuyện xảy ra là Đức Giêsu đến nhà một thủ lãnh nhóm Pharisiêu dùng bữa. Khi ấy có một người bị phù thũng đến trước mặt Ngài. Ngài không thể thờ ơ trước nỗi khốn khổ của anh ta, nên Ngài đã quay sang hỏi những người Pharisiêu: “Có được phép chữa bệnh ngày sa bát hay không?” Chúa hỏi như vậy không phải để xin phép họ cho chữa bệnh ngày sabát, nhưng là chất vấn lương tâm họ. Và thái độ của họ khi đó là im lặng. Họ im lặng không có nghĩa là họ tỏ dấu đồng thuận với việc Chúa sẽ chữa lành cho người bệnh này trong ngày sabát. Họ vẫn biết là Chúa có quyền năng chữa lành cho người bệnh, nhưng luật là luật: Không thể chữa bệnh ngày sa bát đươc! Chính vì vậy họ im lặng.

12144814_1003009396389063_3770589631311309997_n

Quả thật, vì quá câu nệ vào luật mà những người Pharisiêu đã bóp nghẹt lòng trắc ẩn, chạnh thương của mình trước nỗi thống khổ của con người. Không những vậy, vì chỉ biết khư khư bảo vệ tập tục, luật lệ mà họ tìm cách dò xét và lập mưu để bắt lỗi Đức Giêsu – người mà theo nhận định của họ là kẻ hay phá luật.

Đối với Đức Giêsu, chỉ có một luật mà người ta phải giữ đó là luật của tình thương. Ngài vẫn biết rằng giới lãnh đạo Do thái đang tìm mọi cơ hội để dò xét và bắt lỗi Ngài, nhưng vì lòng chạnh thương trước những người nghèo khổ, bệnh tật, Ngài bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, bất chấp mọi mưu mô, tính toán của người ta.

Suy gẫm bài Tin mừng hôm nay, bạn và tôi đã chọn thái độ nào khi đứng trước nỗi đau khổ hay sự bất công của những người xung quanh. Chúng ta chấp nhận rủi ro để cứu giúp họ hay chúng ta chọn thái độ dửng dưng, im lặng, thậm chí còn nại đến luật này luật khác để tránh né vấn đề?

Quả thật, vì quá câu nệ vào luật mà những người Pharisiêu đã bóp nghẹt lòng trắc ẩn, chạnh thương của mình trước nỗi thống khổ của con người. Không những vậy, vì chỉ biết khư khư bảo vệ tập tục, luật lệ mà họ tìm cách dò xét và lập mưu để bắt lỗi Đức Giêsu – người mà theo nhận định của họ là kẻ hay phá luật.

Đối với Đức Giêsu, chỉ có một luật mà người ta phải giữ đó là luật của tình thương. Ngài vẫn biết rằng giới lãnh đạo Do thái đang tìm mọi cơ hội để dò xét và bắt lỗi Ngài, nhưng vì lòng chạnh thương trước những người nghèo khổ, bệnh tật, Ngài bất chấp tất cả mọi hiểm nguy, bất chấp mọi mưu mô, tính toán của người ta.

Suy gẫm bài Tin mừng hôm nay, bạn và tôi đã chọn thái độ nào khi đứng trước nỗi đau khổ hay sự bất công của những người xung quanh. Chúng ta chấp nhận rủi ro để cứu giúp họ hay chúng ta chọn thái độ dửng dưng, im lặng, thậm chí còn nại đến luật này luật khác để tránh né vấn đề?